Ngân hàng
09/05/2024 22:45

Hạ tầng chung Ngân hàng mở - kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Chiều 8-5, tại hội thảo “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” trong khuôn khổ sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng 2024, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) đã có bài trình bày về “Hạ tầng chung về Ngân hàng mở - nền tảng mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số”.

Hội thảo có sự tham gia của ông Phạm Tiến Dũng - Phó Thống đốc NHNN, đại diện lãnh đạo Vụ Thanh toán, Cục Công nghệ Thông tin, Vụ Truyền thông, Thời báo Ngân hàng, NAPAS cùng lãnh đạo các đơn vị trong lĩnh vực công nghệ, tài chính ngân hàng.

Chủ đề sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm nay là "Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số" - có sự tiếp nối với chủ đề "Ứng dụng dữ liệu dân cư trong hoạt động ngân hàng - động lực thúc đẩy chuyển đổi số" của Ngày Chuyển đổi số ngân hàng năm 2023. Chủ đề này khẳng định sự quyết tâm của ngành Ngân hàng trong việc tiếp tục triển khai hiệu quả các nhiệm vụ tại Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định 810/QĐ-NHNN ngày 11-5-2021), Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định 06/QĐ-TTg ngày 6-1-2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030) cũng như Kế hoạch phối hợp 01/KHPH-BCA-NHNN giữa Bộ Công an và NHNN; đồng thời góp phần hiện thực hóa các mục tiêu tại Chương trình "Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" (tại Quyết định 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), hướng đến nền kinh tế số, xã hội số.

Liên quan đến vấn đề phát triển hệ sinh thái số, ông Nguyễn Hoàng Long - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) đã chia sẻ các nội dung về xu hướng triển khai Ngân hàng mở trên thế giới và thực tiễn triển khai tại Việt Nam.

Hạ tầng chung Ngân hàng mở - kết nối và phát triển hệ sinh thái số- Ảnh 1.

Theo đó, Ngân hàng mở (Open banking) là mô hình kết nối, xử lý các giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API) cho phép các Bên thứ ba cung cấp dịch vụ (TPP - Third-party provider) được quyền truy cập thông tin dữ liệu ngân hàng của khách hàng dựa trên sự chấp thuận của khách hàng. Hiện nay, trên thế giới xu hướng hạ tầng chung về Ngân hàng mở ngày càng tăng, hạ tầng chung giúp thúc đẩy phát triển nhanh hơn kết nối tự phát, hạ tầng chung được cấp phép hoặc vận hành bởi các tổ chức/Hiệp hội lớn có uy tín, chẳng hạn như Ấn Độ (UPI/NPCI), Hàn Quốc (KFTC), Thụy Sĩ (Six Group) được bảo trợ bởi NHTW và Hiệp hội Ngân hàng/Fintech hoặc mô hình tại Anh được cấp phép bởi FCA và được bảo trợ bởi CMA và NHTW.

Theo nghiên cứu của nhà cung cấp dịch vụ tư vấn và công nghệ tài chính mở Konsentus, 68 quốc gia đã hoặc đang phát triển Ngân hàng mở. Tại châu Á, các dịch vụ ngân hàng mở đã phát triển rất mạnh ở Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore, Nhật Bản…

Nhanh chóng bắt nhịp xu thế toàn cầu, tại Việt Nam, các ngân hàng cũng tích cực đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi số, chia sẻ dữ liệu ngân hàng cho các bên thứ ba (TPP) thông qua việc sử dụng Open API. Theo đó, từ 2020 đến nay, hàng loạt ngân hàng đã nhập cuộc phát triển mô hình này: Vietinbank, BIDV, OCB, MB… Trong đó, VietinBank đã cho ra mắt ứng dụng VietinBank iConnect từ năm 2019. Theo thống kê, mỗi tháng có trên 55 triệu giao dịch tài chính được thực hiện qua nền tảng này. Hay ứng dụng BIDV Open API của ngân hàng BIDV mới được "trình làng" vào ngày 29-11-2023, cung cấp 15 gói API với 4 nhóm dịch vụ được sử dụng nhiều nhất gồm Dịch vụ thanh toán; Dịch vụ thu hộ; Thanh toán trực tuyến; Tiện ích (Thông tin ngân hàng; BIDV QRcode).

"Tuy nhiên, các ngân hàng và các TPP đang tự chủ động tìm kiếm, lựa chọn đối tác kết nối phù hợp theo nhu cầu và tương tác trực tiếp để tích hợp, triển khai; đồng thời tùy chỉnh kết nối dựa trên yêu cầu cụ thể và thống nhất giữa 2 bên. Việc triển khai giữa các bên còn gặp nhiều khó khăn. Theo đó, mỗi ngân hàng phải xây dựng và vận hành tiêu chuẩn, kết nối riêng, tăng chi phí vận hành, tốn kém nguồn lực. Ngân hàng cần thực hiện toàn bộ quy trình triển khai với TPP: từ KYC, onboarding, kết nối kỹ thuật…; TPP sử dụng nhiều tiêu chuẩn, kết nối với các ngân hàng. Mỗi kết nối phải rà soát, vận hành các bộ tài liệu pháp lý khác nhau. Ngân hàng mở nhiều kết nối đến TPP và không cùng tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu…" - ông Long chia sẻ.

Theo ông Long, hạ tầng chung về Ngân hàng mở sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Khách hàng sẽ được tối ưu hóa trải nghiệm, tiếp cận nhiều nguồn thông tin và dịch vụ, xử lý các nhu cầu tài chính nhanh, cá nhân hóa dịch vụ, chia sẻ dữ liệu an toàn, nhiều ưu đãi, giảm chi phí. Đối với các ngân hàng và công ty Fintech, hạ tầng chung về Ngân hàng mở sẽ giảm sự phức tạp trong triển khai pháp lý, giảm rủi ro an ninh, tiết kiệm chi phí và nguồn lực, tăng khả năng mở rộng dịch vụ, thêm cơ hội tiếp cận khách hàng, bán chéo sản phẩm dịch vụ…;

Về phía cơ quan quản lý, hạ tầng chung về Ngân hàng mở cũng giúp dễ dàng hơn trong giám sát thị trường, thúc đẩy hệ sinh thái số, triển khai chủ trương phát triển kinh tế số, tạo ra nền tảng cho sự phát triển của tài chính mở…

Đại diện NAPAS cho biết: "Trong thời gian tới, với sự chung tay của toàn thị trường, dưới sự định hướng của NHNN, việc triển khai ngân hàng mở/open banking sẽ mang đến nhiều tiện ích cho khách hàng, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của ngành Ngân hàng. Các đơn vị cung cấp hạ tầng thanh toán như NAPAS cũng đã sẵn sàng chuẩn bị những cơ sở, sản phẩm dịch vụ để đón kịp và phục vụ ngân hàng và các bên thứ 3 cung cấp dịch vụ trên hạ tầng ngân hàng mở nhằm triển khai thực hiện các giải pháp và xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiên cứu ứng dụng trong TTKDTM để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, gia tăng trải nghiệm khách hàng; nâng cao hiệu quả của quá trình chuyển đổi số".

"Song song với đó, NAPAS cũng xây dựng hạ tầng số hóa thanh toán để sẵn sàng đáp ứng cho quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực thanh toán hiện tại cũng như tương lai. Phát triển các sản phẩm đa kênh, đa phương tiện, hỗ trợ thanh toán dịch vụ công trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, giao thông công cộng và các nhu cầu khác của thị trường" - ông Long cho biết thêm.

Những hoạt động trên đã cho thấy quyết tâm của NAPAS trong việc đưa chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam có thể đáp ứng được nhu cầu thực của khách hàng, đối tác và bắt kịp với thế giới. Trong thời gian tới, để thúc đẩy phát triển thị trường thanh toán, NAPAS tiếp tục định hướng phát triển trở thành mạng lưới thanh toán bán lẻ đáng tin cậy nhất với Chính phủ, các ngân hàng, đơn vị trung gian thanh toán, khách hàng và đối tác, từ đó góp phần phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Minh Quân

Viết bình luận

Sacombank tìm ra chủ nhân vé xem Olympic Games Paris 2024

Sacombank tìm ra chủ nhân vé xem Olympic Games Paris 2024

Ngân hàng 17:06

Kết thúc giai đoạn 1 chương trình “Chinh phục Olympic Games Paris 2024”, Sacombank đã tìm ra 41 khách hàng may mắn sở hữu các phần thưởng giá trị. Giai đoạn 2, Sacombank triển khai chương trình hoàn tiền khi chi tiêu tại nước ngoài với tổng ngân sách đến 2 tỉ đồng.

Agribank đồng hành doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu lâm – thủy sản

Agribank đồng hành doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu lâm – thủy sản

Ngân hàng 09:26

Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước về triển khai các giải pháp đồng hành tháo gỡ khó khăn cho lĩnh vực lâm, thủy sản, Agribank đã tích cực đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao cạnh tranh trong xuất khẩu lâm, thủy sản.

SLINK - Sản phẩm kết tinh từ sự thấu hiểu khách hàng và sáng tạo của con người SHB

SLINK - Sản phẩm kết tinh từ sự thấu hiểu khách hàng và sáng tạo của con người SHB

Ngân hàng 15:37

SLINK là sản phẩm đến từ ý tưởng sáng tạo, đổi mới của cán bộ nhân viên SHB qua thời gian tiếp xúc, lắng nghe ý kiến của khách hàng.

4 khoản chi nâng cấp cuộc sống, trả góp dễ dàng đến 36 tháng

4 khoản chi nâng cấp cuộc sống, trả góp dễ dàng đến 36 tháng

Ngân hàng 10:00

Các khoản chi tiêu tốn kém nhưng xứng đáng cho một cuộc sống chất lượng cao sẽ nhẹ nhàng hơn với lựa chọn trả góp trong 36 tháng bằng thẻ tín dụng VIB.

Kỹ năng quản lý tiền của người Việt trẻ chỉ đạt 52/100 điểm, đâu là bí quyết giúp con biết tự chủ tài chính?

Kỹ năng quản lý tiền của người Việt trẻ chỉ đạt 52/100 điểm, đâu là bí quyết giúp con biết tự chủ tài chính?

Ngân hàng 08:04

Trẻ em ngày nay phải đối mặt với những lựa chọn tài chính khác xa so với những gì mà các thế hệ trước đã trải qua khi ở cùng độ tuổi. Do đó, việc bố mẹ hình thành và dạy dỗ các em về tư duy quản lý tài chính từ sớm là vô cùng cần thiết.

Không cho con cầm tiền từ bé: nên hay không?

Không cho con cầm tiền từ bé: nên hay không?

Ngân hàng 13:36

Có nên cho con cầm tiền hằng ngày? Biết về tiền quá sớm có làm hư trẻ? Đó là băn khoăn của rất nhiều bà mẹ khi trên thực tế, nhiều trẻ nhỏ đã bị "lệch chuẩn" do không được định hướng đúng đắn về quản lý đồng tiền.

Bí quyết để doanh nghiệp chinh phục khách hàng

Bí quyết để doanh nghiệp chinh phục khách hàng

Ngân hàng 13:36

Với chủ đề “Storytelling: Chinh phục khách hàng bằng nghệ thuật kể chuyện”, chương trình đào tạo do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) phối hợp cùng Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tổ chức đã cung cấp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) nhiều kỹ năng, bí quyết để tăng cường xây dựng thương hiệu và bán hàng hiệu quả.