Bộ GD-ĐT đã tổ chức thi thí điểm trắc nghiệm được gần nửa chặng đường. Vậy ông có thể nhận xét tình hình chung như thế nào?
Có thể nói các tỉnh, thành phố đều chấp hành đúng hướng dẫn của Bộ, thậm chí có một số địa phương sáng tạo như Hải Phòng. Thi trắc nghiệm không gây quá khó cho học sinh. Khi đã có kiến thức thì phương pháp chỉ là hình thức thôi.
Nói điều này là có bằng chứng, chẳng hạn như con số, tỷ lệ thí sinh làm sai kỹ thuật không có nơi nào làm sai quá 1% mặc dù đông như Hải Phòng 21.000 thí sinh hay ít như Lạng Sơn chỉ có 700 cũng chỉ có tỷ lệ rất nhỏ, chỉ do lơ đễnh hay quá kém.
Cho nên về kỹ thuật và phương pháp các trường hoàn toàn yên tâm nhưng điều đáng nói đã là khách quan thì kết quả phải khách quan. Và giả sử như ở đâu đó, lâu nay có hình thức đối phó thi thì lần này thi trắc nghiệm khách quan làm rõ hết. Qua đợt thi thử, các địa phương có thể dựa vào kết quả phân tích, trường nào có kết quả tốt hơn để tin tưởng phấn đấu, trường nào còn thấp cần cố gắng nhiều và đặc biệt khắc phục cái tâm lý đối phó trong thi cử.
- Điểm thi trắc nghiệm của các tỉnh thành mà Bộ đã tổ chức thi như thế nào? Có khác gì nhiều so với thi bình thường không?
Chắc chắn là xu hướng điểm ngoại ngữ thấp hơn. Bởi những năm trước, có những trường hợp "khó hiểu" như: ở một số vùng sâu, xa, điểm ngoại ngữ trung bình của học sinh lại cao hơn ở Hà Nội. Kết qủa cao và tương đối yên tâm được là Vĩnh Phúc, kỳ thi đầu tiên đạt 72% và có thể tiến tới cao hơn.
- Như vậy kết quả đó đánh giá đúng chất lượng học sinh hay nói đúng hơn là dung lượng đề thi có phải điều chỉnh gì không, thưa ông?
Thi cử đánh giá có 2 yếu tố, chuẩn đã đưa ra về chương trình và dựa vào thực tế. Vì vậy cuộc khảo sát này đưa ra nhằm tìm đến điểm hợp lý nhất, đảm bảo cho kỳ thi.
- Vẫn còn khoảng 1% lỗi do kỹ thuật, vậy ông có thể cho thí sinh thêm lời khuyên gì để đến kỳ thi chính thức không bị một lỗi nào?
Sai sót nhầm lẫn chỉ có một khả năng là quá ẩu, không cẩn thận. Không phải thi trắc nghiệm mà thi cử bình thường cũng đòi hỏi người làm phải chu đáo. Đối với trắc nghiệm, không chú ý một chút là sẽ bị sai. Lý do nữa, học sinh quá kém đến như vậy mà không nhận thức được thì thôi.
Thí sinh cần lưu ý làm đến câu trắc nghiệm nào thì thí sinh dùng bút tô chì tô ngay ô tròn trả lời trên phiếu, ứng với câu trắc nghiệm đó. Tránh làm tòan bộ các câu của đề thì thi trên giấy nháp hoặc trên đề thi rồi mới tô vào phiếu vì dễ bị thiếu thời gian. Không nên dừng quá lâu trước 1 câu trắc nghiệm nào đó…
- Trong hội nghị hôm nay có nhiều ý kiến cho rằng nên có đề thi cách biệt cho vùng miền, ông nghĩ như thế nào?
Cái này thấy rõ là không có thể có. Bởi từ trước đến nay, chỉ có đề thi chung; không có đề thi cho vùng này, miền kia nên đương nhiên thi trắc nghiệm cũng không có đề thi khác nhau cho các vùng miền.
- Thế còn việc phúc khảo đối với thi trắc nghiệm thì ra sao?
Thí sinh vẫn phải làm đơn lý do xin phúc khảo và nộp lệ phí thi như quy định của Bộ. Sau đó thành lập Hội đồng chấm phúc khảo xem xét bằng tay xem có gì đặc biệt không và vẫn phải chấm lại bằng máy.
- Xin cảm ơn ông!
Bình luận (0)