xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hiệu quả từ chính sách giáo dục nghề nghiệp ở Sóc Trăng

TÂM QUÂN

(NLĐO) - Đến năm 2025, Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng sẽ đạt các tiêu chí trường cao đẳng chất lượng cao.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Sóc Trăng về thực trạng nguồn lao động giai đoạn 2016 - 2022 và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030 cho thấy hiện nay toàn tỉnh Sóc Trăng có 19 cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang hoạt động với 594 cán bộ, công chức, viên chức quản lý và nhà giáo giáo dục nghề nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng 100% đạt chuẩn theo quy định.

Phát triển về quy mô, chất lượng đào tạo

Cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo, chương trình, giáo trình, học liệu đào tạo,… tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh được quan tâm đầu tư phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học của hơn 150 ngành nghề đào tạo, quy mô tuyển sinh đào tạo trên 23.000 người/năm.

Thời gian qua, công tác giáo dục nghề nghiệp của tỉnh phát triển về quy mô, chất lượng đào tạo; đào tạo nghề nghiệp từng bước gắn với nhu cầu doanh nghiệp và chuyển dịch cơ cấu lao động góp phần tích cực vào việc phát triển nguồn nhân lực của địa phương.

Người lao động đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục nghề nghiệp, nên đã tham gia học nghề ngày càng nhiều; tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng nâng lên (năm 2016 là 53,75% đến năm 2022 tăng lên 62,31% (tăng gần 9%)).

Về kết quả giải quyết việc làm, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 181.311 người/179.000 người, đạt 101,3% so với kế hoạch; bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 25.902 lao động.

Hiệu quả từ chính sách giáo dục nghề nghiệp ở Sóc Trăng- Ảnh 1.

Sóc Trăng đã đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là 2.154 người, đạt 90,89% kế hoạch.

Trong đó, đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là 2.154 người, đạt 90,89% kế hoạch.

Từ nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc làm đã cho vay tạo việc làm cho 35.653 người; số dự án được duyệt vay vốn là 15.489 dự án, với tổng số tiền là 312.452 triệu đồng.

Chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm phù hợp với nhu cầu vốn để phát triển kinh tế gia đình, tạo cơ hội cải thiện cuộc sống.

Ngoài các chương trình, chính sách tạo việc làm của trung ương, tỉnh đã chủ động ban hành chính sách riêng của địa phương để hỗ trợ người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng nhằm tăng thu nhập, giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng, đa số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đều có việc làm ổn định, thu nhập khá, giúp các hộ gia đình thoát nghèo và trở nên khấm khá.

Hiện nay, toàn tỉnh Sóc Trăng đã có 557 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tổng nguồn vốn được phân bổ cho từng chính sách là 31,3 tỷ đồng. Đối với chương trình du học sinh vừa học, vừa làm tại Đài Loan (Trung Quốc) đã có 134 học sinh tham gia chương trình, 72 trường hợp được hỗ trợ vay vốn với số tiền hơn 3,4 tỷ đồng.

Tăng cường liên kết các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thể hiện đào tạo nghề gắn kết với phát triển kinh tế - xã hội; trong đó chú trọng đào tạo lực lượng lao động có chuyên môn, tay nghề cao, lao động ngành kỹ thuật, dịch vụ và công nghiệp mới gắn với chuyển đổi nghề nghiệp và quá trình cơ cấu lại nền kinh tế.

Đào tạo các ngành nghề theo nhu cầu của thị trường lao động và người sử dụng lao động gắn với giải quyết việc làm, đảm bảo người lao động sau học nghề có việc làm và thu nhập ổn định; tạo điều kiện cho người lao động tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch lao động, thúc đẩy việc làm bền vững và tạo nguồn lao động có tay nghề, chất lượng cao khi trở về nước.

Đồng thời, nghiên cứu, liên kết đào tạo nghề với các trường trong và ngoài nước. Phát triển hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.

Hiệu quả từ chính sách giáo dục nghề nghiệp ở Sóc Trăng- Ảnh 2.

Hiệu quả từ chính sách giáo dục nghề nghiệp ở Sóc Trăng- Ảnh 3.

Sóc Trăng thực hiện các giải pháp phát triển nguồn nhân lực gắn liền với các giải pháp phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Về phương án phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tiếp tục quan tâm đầu tư, cải tạo, nâng cấp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; đảm bảo đủ cơ sở vật chất, trang biết bị dạy và học; nâng cấp, cải tạo, xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn.

Xây dựng mới phân hiệu của Trường Đại học Cần Thơ tại thành phố Sóc Trăng; nâng cấp các trường cao đẳng (Trường Cao đẳng Nghề, Trường Cao đẳng Cộng đồng) đạt chất lượng cao; nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, xây dựng trung tâm giáo dục nghề nghiệp các huyện, thị xã, thành phố. Nghiên cứu thành lập trung tâm thực hành vùng tại TP Sóc Trăng và thị xã Vĩnh Châu.

Hình thành hệ thống giáo dục chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật. Khuyến khích đầu tư các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập, nhất là các trường đào tạo kỹ năng đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng, chiến lược của tỉnh.

Về giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, thực hiện các chương trình, dự án phát triển đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh như: Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng, chương trình nâng cao chất lượng đào tạo nghề, chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho cơ quan quản lý nhà nước; xây dựng đề án việc làm trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Đặc biệt, Sóc Trăng sẽ tăng cường liên kết các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp trong đào tạo nghề nghiệp; triển khai đào tạo nghề nghiệp theo hình thức đặt hàng; hỗ trợ đào tạo doanh nhân; tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.

Thực hiện các giải pháp phát triển nguồn nhân lực gắn liền với các giải pháp phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong giai đoạn quy hoạch, bên cạnh việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức quản lý nhà nước, kỹ năng, tác phong cho đội ngũ cán bộ, công chức quản lý, ưu tiên cấp tỉnh và cấp cơ sở và ngành nghề du lịch, công nghiệp.

Hiệu quả từ chính sách giáo dục nghề nghiệp ở Sóc Trăng- Ảnh 4.

Bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, phát biểu tại lễ xuất cảnh đưa sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng sang Nhật Bản học tập và làm việc

Bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, Nghị quyết số 02/2023/NQ-HĐND là cơ sở quan trọng để thực hiện nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực và giảm nghèo bền vững.

"Chúng tôi kỳ vọng các chính sách đã và đang được triển khai hiệu quả trên địa trong thời gian qua, cùng với nghị quyết sẽ tiếp tục là đòn bẩy mở ra cơ hội mới cho nhiều lao động được tiếp cận vốn vay, có việc làm và nâng cao thu nhập, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh" – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng kỳ vọng.

Đạt các tiêu chí trường cao đẳng chất lượng cao

Theo Đề án phát triển Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng chất lượng cao đến năm 2025, Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng đạt các tiêu chí trường cao đẳng chất lượng cao và được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội công nhận, cấp giấy chứng nhận.

Hiệu quả từ chính sách giáo dục nghề nghiệp ở Sóc Trăng- Ảnh 5.

Theo Đề án, Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng sẽ có chương trình đào tạo chất lượng cao hoặc được công nhận tương đương với chuẩn quốc tế, khu vực ASEAN.

Thực hiện giải pháp đột phá đổi mới, phát triển giáo dục nghề nghiệp, chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV.

Quy mô đào tạo tối thiểu 2.000 học sinh, sinh viên hệ trung cấp, cao đẳng (tính theo số học sinh, sinh viên quy đổi); trong đó tối thiểu 1.000 sinh viên hệ cao đẳng. Tổng số học sinh, sinh viên hệ trung cấp, cao đẳng của trường hoàn thành chương trình học trên 80% tổng số tuyển sinh; tỷ lệ bỏ học của học sinh, sinh viên ngành, nghề trọng điểm các cấp độ không quá 10% tổng số tuyển sinh.

Có chương trình đào tạo là chương trình đào tạo chất lượng cao hoặc được công nhận tương đương với chuẩn quốc tế, khu vực ASEAN. Đầu tư thêm các thiết bị đào tạo có công nghệ tiên tiến áp dụng tại doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình đào tạo. Đối với ngành, nghề trọng điểm các cấp độ có ít nhất 30% thiết bị đào tạo có trình độ công nghệ tiên tiến tại Việt Nam.

Trường có hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến và bảo đảm các điều kiện cho đào tạo trực tuyến đối với ít nhất 50% môn học, mô đun của nghề trọng điểm các cấp độ. Khu vực thực hành bảo đảm đủ điều kiện theo quy định hiện hành về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để đào tạo; được sắp xếp theo 3 cấp độ: bảo đảm đào tạo các kỹ năng cơ bản chung, đào tạo các kỹ năng chuyên sâu và ứng dụng các kỹ năng đã học vào điều kiện làm việc thực tế.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo