xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Doanh nghiệp Việt Nam ít kiện chống bán phá giá

Theo T.Thu (Thời báo Kinh tế Sài Gòn)

Hiện nhiều nước đang phát triển trong khu vực, như Malaysia, đang gia tăng sử dụng kiện chống bán phá giá, tự vệ để bảo vệ nền sản xuất trong nước, thì đến nay Việt Nam vẫn chỉ có một vụ kiện đầu tiên và duy nhất vào năm 2009.


Theo bà Nguyễn Chi Mai, Trưởng ban phòng vệ thương mại, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương, doanh nghiệp tại nhiều nước trong khu vực, kể cả doanh nghiệp Việt Nam, ngày càng nhận thấy kiện chống bán phá giá và tự vệ là công cụ có thể bảo hộ nền sản xuất trong nước và họ biết cách sử dụng công cụ này, đặc biệt trong thời kỳ kinh tế suy thoái.
 
Bà Mai khẳng định doanh nghiệp Việt Nam biết rõ vai trò của công cụ phòng vệ thương mại này. Tuy nhiên, để khởi kiện, cần phải có liên hệ giữa thiệt hại với hàng hoá nhập khẩu, và thiệt hại này phải thực sự đáng kể. Do đó, bà Mai cho rằng có thể doanh nghiệp Việt Nam chưa bị thiệt hại đáng kể.
 
img
Cá tra là một trong những mặt hàng của Việt Nam thường xuyên bị kiện chống bán phá giá

 
Ngoài ra, có thể doanh nghiệp Việt Nam bị thiệt hại nhưng không phải do nhà xuất khẩu nước ngoài bán phá giá tại thị trường Việt Nam, mà hàng hoá nước ngoài dù được bán đúng giá vẫn rẻ hơn hàng hóa của Việt Nam, nên Việt Nam không cạnh tranh được.
 
Bà Mai cho biết thêm, các doanh nghiệp nước khác thường chịu thiệt hại lớn trong thời gian dài và họ đã thu thập thông tin trong vài năm để chứng minh có thiệt hại từ hàng nhập khẩu.
 
Vào năm 2009, Việt Nam đã lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất cho đến nay khởi kiện điều tra tự vệ đối với mặt hàng kính nổi nhập khẩu. Nguyên đơn là Công ty kính nổi Viglacera (VIFG) và Công ty Kính nổi Việt Nam (VFG), chiếm hơn 90% tổng sản lượng nội địa của loại mặt hàng này. Đại diện cho nhà xuất khẩu bên bị đơn là một công ty của Indonesia và một công ty của Thái Lan.
 
Sau bảy tháng điều tra, Cục Quản lý cạnh tranh ra báo cáo cuối cùng về kết quả điều tra, cho thấy sự gia tăng nhập khẩu không phải là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước, mà do suy giảm kinh tế (2008-2009) và biến động trái chiều giá dầu F.O tại Việt Nam so với thế giới. Ngoài ra, trong quí 2-2009, thị phần của các nhà sản xuất trong nước có dấu hiệu phục hồi, trong khi hàng nhập khẩu có chiều hướng bắt đầu giảm.
 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo