xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm gì khi trẻ bị côn trùng đốt?

Bảo Long

Khi mùa mưa đến, côn trùng, đặc biệt là muỗi, sinh sôi, trở thành nỗi lo của rất nhiều bà mẹ.

Những vết cắn của côn trùng tưởng như vô hại nhưng lại gây ngứa, sưng, viêm tấy và gây ra một số bệnh ngoài da, đặc biệt là đối với làn da mỏng manh của trẻ nhỏ. Chúng ta hãy cùng nghe bác sĩ Vũ Hồng Thái, Giám đốc Bệnh viện Da liễu, tư vấn về những bệnh ngoài da có thể gặp

img

Da tại vết cắn/châm, đốt thông thường bị ngứa, cảm giác bỏng rát, có khi sưng lên thành những sẩn. Ở một số người, sau khi bị côn trùng cắn nếu không được bôi thuốc đúng và kịp thời, vết cắn có thể gây nên những tác hại trên da như:
Nhiễm trùng thứ phát do gãi

- Là một bà mẹ trẻ, Anh Thư cũng chia sẻ nỗi lo: “Tiểu Long rất hiếu động, thích chơi ngoài vườn nên thường bị kiến cắn, có khi còn bị ong đốt sưng đỏ. Bà ngoại thường lấy dầu gió bôi cho bé nhưng cu cậu không thích, gãi xước hết tay. Thư phải cầu cứu chị bạn dược sĩ và biết đến sản phẩm Remos IB. Được giải thích kỹ về công dụng, thành phần công thức cải tiến antedrug nên Thư cũng yên tâm. Không ngờ Tiểu Long rất thích cảm giác mát lạnh, dễ chịu của Remos IB. Bây giờ cứ mỗi lần bị kiến cắn hay muỗi đốt là cu cậu hí hửng: “Mẹ ơi, Remos”.

Khi côn trùng cắn, chúng sẽ phóng ra “nọc” độc là một vật thể lạ đối với cơ thể (yếu tố dị nguyên) xâm nhập vào máu. Cơ thể có sự đáp ứng của hệ miễn dịch - dị ứng tạo ra các histamine gây ngứa. Ngứa có khi thoáng qua nhưng ở một số người nhạy cảm sẽ bị ngứa rất nhiều. Người bị cắn thường phản ứng lại bằng cách gãi, vì vậy sẽ làm cho làn da bị tổn thương (trầy xước, rách, nứt da). Tại vùng da bị tổn thương sẽ là cửa ngõ để vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào cơ thể gây ra nhiễm khuẩn làm cho sưng lên và có mủ.

Sẩn ngứa, chàm hóa

Đối với một số người có cơ địa dị ứng, chất tiết của côn trùng sẽ là tác nhân tạo ra đáp ứng miễn dịch. Ngứa có thể phát triển toàn thân và dẫn tới sẩn ngứa (nhiều sẩn u lên có khi thành cục kèm với ngứa tại vết cắn).

Ngứa gãi sẽ tạo thành tổn thường của bệnh chàm (chàm hóa): Da tại vùng chàm có biểu hiện là những dát viêm đỏ kèm các mụn nước li ti. Ngứa nhiều, bệnh nhân gãi lâu ngày vùng da bị tổn thương dày lên, tăng sừng, xuất hiện các vết nứt, việc điều trị trở nên khó khăn.

Mất thẩm mỹ da

Côn trùng cắn sẽ làm da bị tổn thương.  Nếu có nhiễm trùng thứ phát không điều trị hay điều trị không đúng, các tổn thương lâu ngày trở nên chàm hóa, có khi gây ra sẹo lồi (ở những người có cơ địa sẹo lồi). Ở những nơi này do ngứa gãi lâu dần sẽ tăng sinh mô sợi tạo thành sẹo lồi lên sẽ xấu hơn. Ngoài ra, còn bị các vết thâm do hiện tượng tăng sắc tố sau viêm; dày da, tăng sừng trong trường hợp chàm mãn tính.

Để giảm thiểu các tác dụng có hại từ vết cắn do côn trùng và các bệnh do chúng gây ra, chúng ta cần tuân thủ các bước:

• Phòng bệnh (ngừa không để côn trùng cắn): Dọn vệ sinh sạch sẽ quanh nhà, không để nước tù đọng trong các bể chứa, lu, chai lọ. Cần mang theo các chai xịt chống, xua đuổi côn trùng; nhất là khi có trẻ em. Nếu ngủ đêm ngoài trời phải có túi ngủ, mùng.

• Điều trị (khi đã bị côn trùng cắn):
- Trước tiên, chúng ta phải tránh gãi vì sẽ làm độc tố phát tán rộng, cũng như làm da bị chấn thương, trầy xước.
- Trường hợp sưng đỏ và ngứa khu trú tại vết cắn của côn trùng: Rửa sạch vết cắn, sau đó bôi thuốc trị côn trùng cắn có tác dụng chống ngứa và kháng viêm (chống sưng và đỏ da).

- Trường hợp sưng phù lan rộng kèm theo cảm giác ngứa, bỏng rát:

* Lấy ngòi độc ra, nếu có. Rửa sạch vùng da bị cắn với xà bông và nước. Có thể chườm nước đá quấn trong khăn hoặc vải mỏng trong khoảng 10 phút, nghỉ 10 phút rồi lặp lại quy trình.

* Dùng thuốc thoa có tác dụng giảm ngứa, kháng viêm tại chỗ. Hiện nay, có một số loại thuốc với công thức cải tiến antedrug, ngoài hiệu quả kháng viêm, giảm ngứa, sưng tấy do côn trùng đốt còn hạn chế tác dụng phụ so với các loại corticosteroids thông thường.

* Nếu tổn thương vẫn kéo dài nhiều ngày thì bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để chữa trị kịp thời.

- Trường hợp nọc độc gây ra sốc, đe dọa đến tính mạng nên buộc garo vùng chi đó và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Xin cảm ơn bác sĩ đã cho những lời khuyên. 
Gel trị vết côn trùng cắn

Remos iB - Gel trị vết côn trùng cắn với công thức chứa Antedrug có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa và sưng tấy do côn trùng cắn, hạn chế tác dụng phụ của các corticoide thông thường vì khi thâm nhập vào máu, Antedrug sẽ chuyển thành dạng bất hoạt tính.

- Chỉ định: Chuyên trị ngứa, vết côn trùng cắn, chàm, viêm da do tiếp xúc, viêm da dị ứng, mề đay, nổi ban, sưng tấy, mẩn đỏ trên da.

- Chống chỉ định: Không dùng trong trường hợp tổn thương da do nhiễm virus (Herpes simplex, thủy đậu), vi nấm (Candida), vi khuẩn (chốc lở, nhọt) hoặc tiền căn mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

- Liều dùng và cách dùng: Thoa Remos IB một lượng vừa đủ lên vùng da cần trị liệu, vài lần trong ngày.

- Giá: 36.000 VND/Túyp
* Số giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo thuốc của cục Quản Lý Dược: 0447/ 11/ QLD-TT, ngày 30 tháng 05 năm 2011.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo