xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

OTT tiếp tục bùng nổ

Bài và ảnh: Chánh Trung

Các dịch vụ OTT sẽ được quản lý bằng quy định pháp luật, trong khi các nhà mạng đã bắt đầu biết phải “sống chung” với OTT

Các dịch vụ nhắn tin, gọi điện miễn phí trên nền internet - OTT (Over the top) đang tiếp tục bùng nổ mạnh mẽ tại Việt Nam. Hiện nay, các dịch vụ OTT như Viber, Zalo, Line, Skype, Kakao Talk, Btalk… đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường, buộc các nhà mạng tìm giải pháp “sống chung” với nó.

Lấn sân nhà mạng

Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT), hiện Việt Nam có khoảng 12 triệu người dùng dịch vụ Viber, 4 triệu người sử dụng dịch vụ Line và khoảng 10 triệu người sử dụng dịch vụ Zalo. Dự đoán, đến cuối năm 2014, Việt Nam có khoảng 30 triệu người sử dụng các dịch vụ OTT.

Các dịch vụ OTT trên di động như Viber, Line, Zalo… đang thu hút người dùng Việt Nam
Các dịch vụ OTT trên di động như Viber, Line, Zalo… đang thu hút người dùng Việt Nam

Sở dĩ OTT có sức hút mạnh vì nó cung cấp các tiện ích nhắn tin, gọi điện, chat miễn phí. Bên cạnh đó, những ứng dụng này còn cung cấp các tính năng nội dung như mạng xã hội, nhu cầu chơi game... So với những dịch vụ thoại, nhắn tin đơn thuần của nhà mạng thì các OTT hấp dẫn hơn hẳn, làm cho lưu lượng thoại, tin nhắn của các nhà mạng giảm sút là điều hiển nhiên.

Dịch vụ OTT đang là xu hướng công nghệ của thế giới, không thể ngăn chặn được. Nhiều nhà mạng trên thế giới đã hợp tác với các OTT để tránh bị ảnh hưởng và nhằm bảo đảm cho quyền lợi, nhu cầu tiếp cận công nghệ của người dùng. Xu hướng hiện nay trên thế giới là các nhà mạng hợp tác với OTT theo hướng win-win để hai bên cùng có lợi hoặc theo mô hình cùng đầu tư, cung cấp dịch vụ, chia sẻ doanh thu hoặc cho thuê giải pháp công nghệ. Ông Vương Quang Khải, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần VNG, đơn vị phát triển ứng dụng Zalo, cho biết: “Nhờ sự phổ biến của smartphone và mạng 3G, dịch vụ OTT sẽ bùng nổ, dần thay đổi thói quen giao tiếp và giải trí của người dùng. Đây là xu hướng phát triển tất yếu”.

Không thể đi ngược xu hướng OTT

Vào giữa năm 2013, các nhà mạng lớn tại Việt Nam đã đồng loạt đánh tiếng về việc thua lỗ hàng ngàn tỉ đồng/năm do ảnh hưởng của các dịch vụ OTT. Nhiều người đã nghĩ đến phương án hợp tác giữa các nhà mạng với OTT nhưng vào thời điểm ấy, các nhà mạng vẫn “im lặng”.

Đại diện Viber tại Việt Nam cho rằng đúng là khi một người dùng gửi tin nhắn hay gọi điện, nhà mạng sẽ thu được nhiều tiền hơn so với tiền cước dữ liệu sử dụng qua ứng dụng OTT. Tuy nhiên, khi số lượng người dùng OTT ngày càng tăng, đồng nghĩa với lưu lượng sử dụng dữ liệu tăng lên, các nhà mạng có thể đưa ra nhiều gói cước phù hợp, do vậy tiền thu được hoàn toàn thuộc về phía nhà mạng. Theo các chuyên gia viễn thông, giải pháp hợp lý nhất là nhà mạng di động và bên cung cấp dịch vụ OTT nên bắt tay nhau cùng kinh doanh.

Tại hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2014 của Bộ TT-TT diễn ra vào ngày 7-7, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết: “Các dịch vụ OTT sử dụng chung hạ tầng của nhà mạng, chiếm băng thông rất lớn, gây nghẽn mạng. Với quy mô người dùng lớn như hiện nay, nếu quản lý không tốt sẽ gây thiệt hại, ảnh hưởng đến sự phát triển của nhà mạng”. Do đó, Bộ TT-TT đề nghị Cục Viễn thông sớm ban hành các văn bản pháp luật để quản lý dịch vụ OTT cũng như quản lý các doanh nghiệp (DN) cung cấp nội dung số trên cơ sở bảo đảm quyền lợi người dùng.

Bắt tay nhau

Tháng 4-2014, nhà mạng MobiFone cho hay đang trong quá trình lựa chọn hình thức hợp tác hoặc đầu tư để có sản phẩm OTT cung cấp cho khách hàng. Trước đó vào tháng 3-2014, Bộ TT-TT đã xem xét việc triển khai ứng dụng OTT của MobiFone.

Có thể thấy nhà mạng đã bắt đầu nhận ra việc cần hợp tác với các dịch vụ OTT như thay đổi gói cước, cung cấp dịch vụ mới trên nền 3G hoặc tự phát triển ứng dụng OTT riêng. Ông Nguyễn Phong Lộc, đại diện đơn vị phát hành ứng dụng OTT Line tại Việt Nam, cho rằng dịch vụ OTT đang là xu hướng của thế giới và tại nhiều quốc gia, các nhà mạng đã hợp tác với OTT để cùng có lợi. Không chỉ DN có lợi, OTT phát triển, người dùng càng có lợi khi vừa rồi Viettel đã đề nghị giữ nguyên mức giá 3G và giảm giá cước 2G vì các dịch vụ OTT bùng nổ.

Theo các chuyên gia công nghệ, với tốc độ phát triển công nghệ như hiện nay, ngoài ứng dụng OTT đã có trên thị trường, hàng loạt ứng dụng OTT mới sẽ xuất hiện. Nên nhớ rằng những “ông lớn” trong làng công nghệ như Facebook, Google, Apple cũng đang tích hợp các ứng dụng có tính năng tương tự như OTT. Đây mới thực sự là những đối thủ đáng gờm cho cuộc cạnh tranh của các nhà mạng.

Theo thống kê của Bộ TT-TT, 6 tháng đầu năm 2014, số lượng thuê bao 3G tại Việt Nam tăng trên 3 triệu; số thuê bao di động phát sinh lưu lượng hiện nay là 121,12 triệu, trong đó 20% là thuê bao 3G. Đây là điều kiện để OTT tiếp tục bùng nổ.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo