Vì sao suy tim?
Sở Y tế TPHCM: Chiến lược 10 năm phòng chống bệnh tim mạch (NLĐ)- Ngày 25-4, Bệnh viện (BV) Nguyễn Trãi đã tổ chức hội nghị triển khai chương trình phòng chống bệnh tim mạch - Sở Y tế TPHCM năm 2003. Mục tiêu của chương trình “Phòng chống bệnh tim mạch năm 2003", giai đoạn từ 2002 - 2010 là: giảm 5% - 10% số người bệnh bị bệnh van tim do thấp, giảm 15% -20% tỉ lệ tai biến mạch não, giảm 5% - 10% số người bệnh tử vong do nhồi máu cơ tim; tăng 50% số người bệnh được quản lý, điều trị cao huyết áp, tăng 30% - 40% số người bệnh được theo dõi và điều trị suy tim. Thực hiện nhiệm vụ trên, BV Nguyễn Trãi sẽ tổ chức nghiên cứu khoa học về dịch tễ chẩn đoán, điều trị kịp thời, hỗ trợ một cách hiệu quả cho chương trình; tổ chức sinh hoạt định kỳ, đào tạo, tập huấn cán bộ, tăng cường công tác thông tin cập nhật tài liệu về chẩn đoán điều trị bệnh tim mạch với các cơ sở; xây dựng hệ thống tài liệu hướng dẫn phát hiện chẩn đoán điều trị, giáo dục sức khoẻ về bệnh tim. P.V |
Thực ra ST không phải là một bệnh riêng, mà là hậu quả của những bệnh ảnh hưởng tới tim như: bệnh tăng huyết áp, tăng áp động mạch phổi, các bệnh van tim. Kế đến là các bệnh trực tiếp tổn thương cơ tim như: nhồi máu cơ tim nói riêng và bệnh động mạch vành nói chung, các bệnh cơ tim tiên phát, bệnh cơ tim do rượu v.v... Lại có những bệnh bên ngoài tim mà cuối cùng cũng gây ST như bệnh phổi mạn, bệnh thiếu máu (giảm hồng cầu) nặng, nhiễm độc giáp trạng.
Tỉ lệ ST tăng theo tuổi. Hiện tuổi thọ của người VN đang tăng trong cộng đồng và điều này lý giải sự gia tăng số trường hợp ST gần đây ở nước ta. Số bệnh nhân ST nhập bệnh viện chiếm khoảng 5%, trong đó số bệnh nhân nam nhiều hơn nữ. Tim có 2 nửa: tim trái và tim phải. Có suy tim trái, suy tim phải riêng biệt. Lại có ST hỗn hợp, tức suy cả tim phải và trái, như thế là thành ST toàn bộ.
4 độ suy tim
Về mức độ nặng nhẹ trong tiến triển của ST, có thể chia thành 4 độ, dựa vào khả năng vận động:
Độ 1: Hoạt động thể lực không bị hạn chế ở người có bệnh lý tim (nghi vấn bệnh lý tim là nhờ “tiền sử” có bệnh tim, rồi khẳng định nhờ thăm dò, ví dụ nhờ siêu âm tim).
Độ 2: Hoạt động thể lực chỉ bị hạn chế nhẹ. ST ở mức độ này chỉ hoạt động với nhiều nỗ lực hơn mới gây đoản hơi (hụt hơi), ví dụ lên một dốc dài. Vẫn tiếp tục nếp sống và công việc bình thường.
Độ 3: Sự hạn chế hoạt động rõ rệt hơn. Cụ thể là có trở ngại khi làm việc. Đi bộ chỗ phẳng cũng phát sinh triệu chứng.
Độ 4: Khi nghỉ cũng thở hổn hển và hầu như không thể ra khỏi nhà đươc.
Nhưng khi xét độ ST của mỗi bệnh nhân, thầy thuốc luôn lưu ý tới mức độ các biến đổi (tổn thương) thực thể ở tim và nhiều cơ quan khác (như phổi, gan, thận...).
Suy tim có những triệu chứng gì?
Triệu chứng nổi rõ là khó thở kiểu đoản hơi, làm giảm khả năng gắng sức, mau mệt. Trường hợp nặng hơn, bệnh nhân than không nằm được và phải ngồi lên mới thở được, ban đêm thức dậy vì đoản hơi (cơn khó thở đêm - “hen tim”).
Xuất hiện dấu hiệu phù mắt cá chân chứng tỏ không chỉ suy ở thất trái mà đã có phát triển sang thất phải; nhưng cần phân biệt với phù do tĩnh mạch - tăng vào cuối ngày và hết vào buổi sáng.
Trường hợp suy tim trái, người bệnh thấy khó thở, phải ngồi lên mới thở được; tâm thất trái giãn hoặc dày (phì đại) hoặc cả hai; chớm phù phổi; thầy thuốc nghe tim nói có nhịp “ngựa phi”, bắt mạch có mạch so le (cứ một mạch mạnh lại một nhẹ).
Trường hợp suy tim phải, tĩnh mạch cổ nổi, gan to, phù chân (ít gặp). Khi bị suy tim toàn bộ thì sẽ xuất hiện cả hai nhóm dấu hiệu của suy tim phải và trái.
Những đòi hỏi mới từ phía bệnh nhân
Người thân và thầy thuốc cần chú trọng lo cho bệnh nhân 3 điều cơ bản:
Chế độ nằm giường (lợi ích: giảm nhu cầu chuyển hóa, tăng tưới máu thận tức gây bài niệu tốt hơn).
Chế độ ăn giảm mặn được đưa lên tầm quan trọng đặc biệt với mức tỉ mỉ. Nên nhớ “cữ mặn” hoàn toàn (quá triệt để) lại là ngược với điều trị, là bất lợi! Chữ đúng là “giảm mặn”. Tránh thức ăn nhiều natri, không chấm hay nêm thêm mắm muối.
Và hệ trọng bậc nhất là chế độ vận động. Một mặt tuyệt đối cấm mang nặng, lao động nặng. Nhưng có loại vận động lại vô cùng cần thiết. Đó là những bài tập thể dục và chương trình phục hồi chức năng.
Bình luận (0)