Hôm qua (3-11), hiện tượng nhật thực đã xảy ra tại các khu vực ở nước Mỹ, châu Âu và châu Phi, cho phép người xem nhìn thấy một phần hoặc toàn bộ mặt trời bị mặt trăng che khuất.
Theo cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), người xem ở Trung Phi sẽ quan sát được rõ nhất khi ở đây xảy ra hiện tượng nhật thực toàn phần kéo dài khoảng 1 phút.
Hình ảnh một cánh chim bay qua mặt trời khi xảy ra nhật thực ở Sidon - miền nam Lebanon
Một phiên bản hiếm khác của nhật thực được nhìn thấy ở quận Queen ở New York (Mỹ) vào buổi sáng
Nhật thực lai là một kiểu trung gian giữa nhật thực toàn phần và nhật thực hình khuyên. Ở một số điểm trên trái đất, nó được quan sát thấy là nhật thực toàn phần; ở những nơi khác nó lại là nhật thực hình khuyên. Thuật ngữ chung cho nhật thực toàn phần, hình khuyên hay nhật thực lai là nhật thực trung tâm. Nhật thực lai rất hiếm khi xảy ra.
(Wikipedia) |
Nhật thực lai bắt đầu diễn ra ở Mỹ, sau đó tiếp tục đi qua Đại Tây Dương và châu Phi. Lần cuối cùng hiện tượng này được ghi nhận là vào ngày 20-11-1854, cách đây gần 150 năm. Theo tính toán, đến ngày 17-10-2712 hiện tượng này mới lại tái diễn.
Hình ảnh nhật thực tại nước Mỹ, trước khi nó di chuyển sang Đại Tây Dương và châu Phi
Nhiếp ảnh gia Ben Cooper ghi lại hiện tượng nhật thực toàn phần từ máy bay ở độ cao 13.000 m
Hiện tượng nhật thực xảy ra khi mặt trăng nằm giữa trái đất và mặt trời trong khi di chuyển và che khuất toàn bộ hoặc một phần mặt trời. Nhật thực hôm Chủ nhật (3-11) là một hiện tượng hiếm có, có lúc mặt trăng hoàn toàn che khuất mặt trời và có lúc người ta chỉ nhìn thấy một quầng sáng của mặt trời. Các nhà khoa học khuyến cáo người dân không nên quan sát nhật thực trực tiếp bằng mắt thường.
Trẻ em Tunisia đeo kính bảo vệ khi xem hiện tượng hiếm có này
Một người đàn ông ở Lisbon - Bồ Đào Nha cố gắng ghi lại những hình ảnh của nhật thực lai
Tổng thống Uganda Yoweri Museveni quan sát nhật thực cùng những em nhỏ tại một trường tiểu học
Mặt trời giống như lưỡi liềm màu đỏ ở Nairobi, Kenya
Theo các nhà khoa học, hiện tượng nhật thực đầy đủ nhất xảy ra ở khoảng 330 km về phía tây của Liberia trên Đại Tây Dương.
Bình luận (0)