xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cuộc chiến dịch vụ chat

THIẾT HẦU

Thị trường dịch vụ chat trở nên nóng bỏng khi nhiều hãng công nghệ cùng góp mặt. Nhưng sẽ còn lâu dịch vụ này mới thay thế được tin nhắn SMS

Ngày 15-5, Google công bố dịch vụ chat Hangouts với hàng loạt tính năng cao cấp bao gồm video chat. Ngoài Google còn có Blackberry cũng vừa công bố dịch vụ chat Blackberry Messenger và sẽ sớm hoạt động trên nền iPhone và Android, dĩ nhiên còn có Facebook với “vũ khí nền di động” là Facebook Home trên Chat Head. 
 
img
Dịch vụ chat trên nền di động còn lâu mới thay thế được tin nhắn SMS
Ảnh: GOOGLE

SMS vẫn còn thịnh hành

Tin nhắn (SMS) đã tồn tại trong một thời gian dài từ những ngày đầu của thị trường điện thoại di động và dần dần trở thành tính năng được nhiều người dùng nhất. Sau hơn 30 năm, chuẩn nhắn tin này vẫn chưa có nhiều dấu hiệu “xuống sức”. Nó vẫn là phương thức liên lạc được chuộng nhất trên nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ. Thậm chí ngay cả gọi điện thoại trực tiếp cũng đứng đằng sau lượng nhắn tin SMS. Portio Research ước đoán lượng sử dụng SMS đạt đến 9,6 tỉ lần toàn cầu trong năm 2012, vượt mức doanh thu 150 tỉ USD và vẫn sẽ tiếp tục tăng trong các năm tới.

Nhưng con người đang ở trong thời kỳ mà công nghệ đang tìm cách đổi mới tất cả. Sự trỗi dậy của nền công nghệ di động và mạng internet trong vài năm gần đây đã kéo theo hàng loạt phát kiến cách mạng gần như trên tất cả các thị trường. Chúng ta có thể xem bản đồ qua mạng, gọi taxi bằng phần mềm, đặt mua hàng giao đến tận nơi bằng điện thoại... Vậy tại sao lại không tìm cách đổi mới SMS? Và câu trả lời cho giải pháp “cách mạng” dù là khá cũ: Chat trực tuyến.
 
“Cũ” là vì loại dịch vụ này xuất hiện gần như song song với mạng internet. Mặc dù chúng ngày càng được tích hợp chặt chẽ với các thiết bị di động và được hậu thuẫn với sự phát triển lan rộng của mạng internet không dây nhưng cho đến nay vẫn chưa có dịch vụ nào thực sự thay thế được SMS mà ngược lại, còn biến thị trường chat trở nên hỗn độn.
 
Nắm giữ tiềm năng lớn nhất trong thị trường chat trực tuyến chính là những hãng công nghệ đứng đằng sau các sản phẩm di động như Apple, Google, Microsoft, Samsung và Blackberry. Với thị phần lớn người dùng sử dụng các thiết bị di động do chính họ sản xuất, các công ty công nghệ dễ dàng bước một chân vào thị trường chat online.
 
Apple có Facetime, Google vừa tung ra Hangouts, Microsoft vẫn khuyến khích người dùng Windows sử dụng dịch vụ Live chat có từ thời Hotmail (đã đổi tên thành Outlook). Samsung có hẳn một dịch vụ đa nền mang tên ChatOn, Blackberry vẫn dựa vào Blackberry Messenger vốn dành cho môi trường làm việc/kinh doanh.

Một thị trường chật chội

Trong khi đó, những dịch vụ chat tồn tại riêng biệt và dựa vào các mạng xã hội vẫn tìm được chỗ đứng cho mình. Người dùng Facebook không xa lạ gì với tính năng chat liên tục được cập nhật của mạng xã hội này. Bản thân Twitter cũng đã có thể thay thế dịch vụ chat. Tại Việt Nam và nhiều nước châu Á thì Yahoo! chat vẫn thống trị.
 
Tại Hàn Quốc có KakaoTalk, Trung Quốc có ICQ và Sina Weibo. Whatsapp hiện nay cũng đang phát triển mạnh mẽ với vai trò dịch vụ chat hiện diện trên tất cả các nền. Các dịch vụ cuộc gọi online như Viber, Skype (đã bị mua lại bởi Microsoft) cũng sở hữu lượng người dùng khá đông đảo.
 
Rất nhiều dịch vụ chat cũng có thể được sử dụng cùng lúc thông qua các chương trình chat đa nền như Pidgin, Digsby hay Adium (Mac). Điều này có thể xảy ra nhờ có chuẩn liên lạc chung gọi là XMPP. Tuy nhiên, song song với sự ra mắt của Google Hangouts, Google tuyên bố nhảy ra khỏi nhóm các dịch vụ sử dụng XMPP khiến dịch vụ chat của Google chỉ có thể sử dụng thông qua Gmail hay Google+.

Tất cả các dịch vụ trên đều có chung một mục đích là tìm cách chiếm lĩnh càng nhiều thị phần người dùng càng tốt và không chia sẻ cho các đối thủ. Điều đó dẫn đến việc các dịch vụ này không muốn “liên lạc” với nhau. Người dùng đã sử dụng một dịch vụ này thì không thể chat với người dùng của một dịch vụ khác. Thị trường dịch vụ chat trở nên phân mảng và không có một giải pháp cho một dịch vụ chat chung. Tình cảnh này khá quen thuộc trong giới công nghệ, khi mà mỗi “ông lớn” đều tìm cách tạo ra một chuẩn công nghệ riêng và cứ bám lấy chúng để thắng thế trên thị trường.

Nhưng nếu mỗi bên cứ tìm cách “khóa” khách hàng của mình vào một dịch vụ duy nhất thì mãi dịch vụ chat sẽ không thể thay thế được SMS, bởi bản thân SMS đã là một chuẩn liên lạc thống nhất mà bất kỳ người dùng điện thoại nào cũng có thể tiếp cận. Giải pháp duy nhất để các dịch vụ chat này vượt lên là “đua” chất lượng và tính năng để thu hút người dùng. Có lẽ ở điểm này thì hiện giờ Google Hangouts đang thắng thế với khả năng chat với nhiều người, sử dụng chữ, video, audio và thậm chí tích hợp cả SMS trong tương lai.
 

Cuộc cạnh tranh của SMS và chat

Nhắn tin bằng chữ (SMS) được chuộng hơn gọi điện thoại vì sự tiện lợi của nó. Nhắn tin thường có tốc độ nhận và phản hồi nhanh, tốn ít thời gian hơn và còn rẻ hơn. Một yếu tố khác là tâm lý, có vẻ như sử dụng tin nhắn sẽ tránh được cảm giác phải tương tác trực tiếp với nhau, không bị ràng buộc với các cử chỉ xã hội - điều cũng có thể thấy ở chat trực tuyến. Ngoài ra, SMS được sử dụng gần như bởi tất cả các đối tượng người dùng. Tất cả đã biến SMS thành một dịch vụ cực kỳ phổ biến. Nhưng SMS bị quản lý bởi các nhà mạng nên các công ty công nghệ đều muốn tạo ra các dịch vụ chat để thâu tóm thị trường này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo