xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đã có thuốc dẹp dịch bọ đậu đen

Theo Mai Linh (VNN)

- 20 năm nay, hàng trăm hộ dân huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, sống không yên bởi những đàn bọ hôi hám dày đặc khắp nhà. Mãi đến nay, mới có thuốc trị loại côn trùng này...

Bọ đậu đen lổn ngổn khắp nhà

Thấy có khách từ xa đến, bà Hà Thị Liên, một người dân ở xã Tân Hiệp, huyện Phú Giáo, Bình Dương nhanh nhảu nói: “Cô cứ ngồi đại xuống đi, nhà chỗ nào cũng có bọ đậu đen hết, kiếm cả ngày cũng không ra chỗ nào trống đâu”.

Bà Liên kể, năm nay là năm thứ 6 gia đình bà phải chịu cảnh “sống chung” với loại côn trùng đáng sợ này. Bọ đậụ đen thường lui tới “thăm” gia đình bà vào khoảng 9h tối, mỗi tháng từ 1 tới 2 lần vào các ngày 14 và 27 âm lịch, mỗi lần chúng “lưu lại” khoảng 1 tuần lễ rồi mới chịu… rời đi. Từ đầu mùa mưa tới giờ, trung bình mỗi ngày gia đình bà Liên phải hốt 1 bao tải (loại 50kg) đem đi vứt mà vẫn không ăn thua.

Không riêng gia đình bà Liên, hàng trăm hộ dân khác ở ấp 3 huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương cũng đang khốn đốn vì nạn bọ đậu đen. Có nhà mỗi buổi sáng phải hót tới 2 bao tải bọ đem đi chôn, nhưng tới chiều tối là mọi việc lại đâu vào đấy. Thậm chí, nhà ông Huỳnh Sam (xã Tân Hiệp) thường xuyên phải dọn hết đồ đạc ra ngoài sân để nấu ăn.

Ông Sam cho biết, đã gần 10 năm nay gia đình ông hầu như phải nấu nướng ngoài sân, khi ăn thì mạnh ai nấy bưng một tô kiếm chỗ nào ít bọ nhất để đứng ăn. Ông bảo, đã rất lâu ông và con cháu không ngồi ăn cơm chung bởi nếu muốn ngồi ăn chung thì cả nhà gần chục người phải “chui” hết vào trong mùng, mới không bị lũ bọ này quấy phá.

“Một ngày tôi quét nhà tới 20 lần, được khoảng 30 phút là bọ lại xuất hiện. Ăn cơm trời nắng thì còn đỡ, chứ mưa thì đúng là khốn khổ, bọ rơi ồ ạt từ trên mái nhà xuống khắp nơi. Tôi đã không dưới 2 lần… nhai trúng bọ đậu đen rơi trúng bát cơm tôi đang ăn”, chị Vân (Phú Giáo, Bình Dương) tâm sự.

Chị Vân cho biết thêm, bọ đậu đen còn tấn công cả các trường học. Giữa trưa nắng, nhiều lớp, cả thầy và trò phải rời ra học dưới gốc cây để tránh bị “quấy rối”. Nhiều em nhỏ bị bọ đậu đen chui vào tai, vào mũi và nằm chết luôn trong đó, gây nguy hiểm nghiêm trọng tới tính mạng. Cực chẳng đã, nhiều gia đình đã phải chuyển đi nơi khác để bảo đảm sự an toàn cho tất cả các thành viên trong gia đình, nhất là trẻ em.

"Bó tay" 20 năm

Theo người dân huyện Phú Giáo, gần 20 năm nay, "đến hẹn lại lên" vào thời điểm này, bọ đậu đen ồ ạt "tấn công" nhà dân. Ban ngày còn đỡ, ban đêm, không biết từ đâu, bọ vù vù bay vào, không bám bên ngoài mà cứ nhè trần, tường nhà đến chân tủ gỗ, giường, chiếu và các vật dụng khác trong gia đình bám đen đặc. Con bọ xịt ra mùi hăng hắc rất khó chịu và sẽ để mùi lưu lại, năm sau cứ theo vết mà đến. Vì vậy nhà nào có bọ thì dù có phun xịt đến mấy bọ cũng vẫn “nhớ mùi” của mình và quay lại.

img
Bọ đậu đen bám đầy nhà dân

Người dân ở đây cho biết, họ đã dùng rất nhiều biện pháp để tiêu diệt bọ đậu đen nhưng không mấy kết quả. Thậm chí, có hộ còn mang cả thuốc diệt côn trùng cho cây cối (thuốc trừ sâu, rầy)để phun xịt vào nhà, bọ chưa thấy chết nhưng người dân thì đang đứng trước nguy cơ mắc bệnh do thường xuyên hít phải các hoá chất độc hại dùng để diệt bọ.

Được biết, chính quyền địa phương nơi đây cũng đã tìm cách phối hợp với người dân thực hiện mọi biện pháp để có thể tiêu diệt bọ đậu đen nhưng tất cả mới chỉ là giải pháp tạm thời. “Chúng tôi cũng đã tìm mọi cách để hướng dẫn, hỗ trợ dân nhưng do bọ đen mỗi năm một nhiều nên lượng thuốc hỗ trợ cho người dân vẫn chưa đủ. Đa số phải tự chủ động mua các loại thuốc khử rầy để diệt bọ”, ông Bùi Văn Thiện - Chủ tịch mặt trận xã Tân Hiệp cho biết.

Mặc dù, bọ đậu đen không gây hại cho thực vật cũng như con người, nhưng sự hoành hành của chúng đã khiến người dân cạn sức chịu đựng. Tìm ra thuốc diệt bọ đậu đen chính là niềm mong mỏi của nhân dân không chỉ ở huyện Phú Giáo mà còn rất nhiều nơi như Bến Cát, Dầu Tiếng (Bình Dương) và Nhân Trạch (Đồng Nai).

Khắc tinh của bọ đậu đen

img
Thuốc diệt bọ đậu đen được làm từ các hoạt chất tự nhiên không gây ảnh hưởng tơí môi trường và sức khoẻ con người...

Qua những nghiên cứu về bọ đậu đen, vừa qua Viện Khoa học vật liệu ứng dụng thuộc Viện Khoa học công nghệ Việt Nam đã phối hợp với Sở Khoa học tỉnh Bình Dương tìm ra biện pháp khắc phục dịch bọ đậu đen.

Hiện nay, đề tài khoa học xác định hệ phân loại sinh thái học của bọ đậu đen và tìm ra thuốc diệt bọ không độc với người do PGS.TS Hồ Sơn Lâm, Viện trưởng Viện Khoa học vật liệu làm chủ nhiệm đã nghiên cứu thành công, tạo ra được một loại thuốc diệt bọ đậu đen từ các hoạt chất tự nhiên không gây ảnh hưởng tới môi trường và sức khoẻ con người.

Theo PGS.TS Hồ Sơn Lâm, hiện nhóm nghiên cứu do ông làm chủ nhiệm đã chế tạo thành công 6 mẫu thuốc để diệt bọ đậu đen. Đặc điểm cuả loại thuốc này là sau khi xịt bọ đậu đen sẽ không tiết ra mùi hôi, những nơi nào đã xịt xong bọ đậu đen mới sẽ không dám đến. Ở những khu vực đã phun thuốc thì sau 1 tuần bọ đậu đen sẽ ít dần và hết hẳn. Bọ đậu đen sau khi bị xịt sẽ chết sinh học, tê liệt hệ thần kinh và chỉ sau từ 30-60phút thì chết hẳn. Thuốc dùng để xịt bọ đâụ đen được sản xuất từ các chất có hoạt tính sinh học có trong tự nhiên như: xả, chanh.v.v... và một số chất tạo nhũ có khả năng xua đuổi và hạn chế sự sinh sản của loại côn trùng này.

Cách sử dụng loại thuốc nói trên tương đối đơn giản, sau khi pha thuốc vào nước người dân xịt như bình thường. Xịt xong để thuốc ngấm và cho bọ chết hẳn rồi lại tiếp tục xịt lần 2, trong khoảng thời gian ngắn bọ đậu đen sẽ không dám quay trở lại.

Theo PGS.TS Hồ Sơn Lâm, mặc dù chế phẩm tiêu diệt bọ đậu đen nói trên đã và đang đem lại hiệu quả cao nhưng giá thành lại tương đối thấp. Một chai thuốc khoảng 100ml sẽ được bán với giá từ 4-6 nghìn đồng, chai thuốc này có thể pha với 5 - 6 lít nước.

Hiện, Viện Khoa học vật liệu ứng dụng đã và đang phối hợp và Sở Khoa học tỉnh Bình Dương để đưa thuốc nhanh chóng đến tay người dân.

Bọ đậu đen hay Mọt đậu đen là một loài côn trùng cánh cứng, di chuyển nhanh, có hình dáng giống như hạt đậu đen. Tên khoa học của bọ đậu đen là Mesomorphus villiger, thuộc bộ Coleoptera, họ Tenebrionidae. Theo Sở Tài nguyên-Môi trường Đồng Nai thì loài bọ này thường xuất hiện ở một số tỉnh, thành như TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương vào đầu mùa mưa.

Bọ đậu đen sống trong đất ở những nơi có vườn cao su, rừng, vườn cây ăn trái nhưng không gây hại cho thực vật. Chúng có tính hướng quang nên thường bay vào nhà với mật độ cao, lại có mùi hôi nên gây khó chịu cho con người.

 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo