xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đưa dược liệu quý đến gần người tiêu dùng

NGỌC ÁNH

Mô hình nghiên cứu về sâm bố chính, sản xuất nhộng trùng thảo... của thạc sĩ công nghệ sinh học Phạm Quang Thắng và cộng sự có tính ứng dụng và giá trị thực tiễn cao

Là người con của vùng quê lúa Thái Bình, anh Phạm Quang Thắng (sinh năm 1993) từ nhỏ đã chứng kiến câu chuyện nông sản được mùa mất giá, mất mùa được giá. Thấy rằng cần có giải pháp bảo quản, chế biến sâu giúp tăng giá trị nông sản cũng như tăng thu nhập cho nông dân, Thắng quyết định thi vào ngành công nghệ sinh học của Trường Đại học Công nghệ TP HCM.

Những mô hình nghiên cứu giá trị

Ra trường, sau thời gian làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao - Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao, anh Phạm Quang Thắng trở thành Trưởng Phòng Nghiên cứu công nghệ sinh học và thủy sản thuộc trung tâm này. Tại đây, Thắng cùng các đồng nghiệp đã nghiên cứu, xây dựng mô hình và sản xuất thử nghiệm một số sản phẩm nông nghiệp.

Đưa dược liệu quý đến gần người tiêu dùng - Ảnh 1.

Anh Phạm Quang Thắng nhận giải thưởng “Công dân trẻ tiêu biểu TP HCM” năm 2022Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nhà khoa học trẻ cho biết anh tâm đắc nhất với công trình nghiên cứu về sâm bố chính mà anh tham gia với tư cách là thành viên chính. Theo anh, sâm bố chính là dược liệu quý, có giá trị dinh dưỡng cao, giúp tăng cường sức đề kháng và bảo vệ cơ thể trước tác nhân gây hại. Tuy vậy, sản phẩm liên quan loại dược liệu này còn ít và chưa được quan tâm đúng mức. "Chúng tôi đã phối hợp nghiên cứu, phát triển một số sản phẩm mới có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng, khai thác được tối đa tinh chất quý hiếm trong sâm. Khi đưa ra thị trường, các sản phẩm như sâm khô cắt lát, sâm khô cắt sợi, nước giải khát, trà sâm đã được người tiêu dùng đón nhận" - anh Thắng cho hay.

Cũng liên quan lĩnh vực sản xuất thực phẩm chức năng, đầu năm 2023, quy trình sản xuất nấm nhộng trùng thảo trên môi trường không sử dụng nhộng tằm mà anh Thắng tham gia nghiên cứu đã được Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật mới cấp quốc gia. Sản phẩm có chất lượng tốt, độ đồng đều cao, hàm lượng hoạt chất cao, đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và đáp ứng được nhu cầu của đơn vị sản xuất thực phẩm chức năng cũng như người tiêu dùng. Nhờ mang lại hiệu quả kinh tế cao, quy trình đã được chuyển giao cho nhiều hộ nông dân, đơn vị sản xuất.

Ngoài ra, anh Thắng còn tham gia nghiên cứu mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh hai giai đoạn ứng dụng hệ thống giám sát môi trường (IoT- internet vạn vật) tại huyện Cần Giờ, TP HCM. Mô hình được UBND TP HCM công nhận là sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng cấp thành phố năm 2022. Với mô hình này, năng suất nuôi tôm đạt hơn 40 tấn/ha, cao hơn đáng kể so với năng suất 7-33 tấn/ha của mô hình nuôi truyền thống. Quy trình nuôi theo hai giai đoạn giúp nông dân có thể canh tác 4 vụ/năm, gấp đôi so với cách nuôi truyền thống.

Đưa dược liệu quý đến gần người tiêu dùng - Ảnh 2.

Thạc sĩ công nghệ sinh học Phạm Quang Thắng đóng gói sản phẩm sâm bố chính - kết quả của công trình nghiên cứu mà anh tâm đắc nhất

Chuyển giao công nghệ còn chậm

Anh Phạm Quang Thắng cho biết hiện nay, việc chuyển giao công nghệ, mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho người dân còn chậm. Nguyên nhân là do chi phí đầu tư ban đầu cao và trình độ tiếp cận công nghệ mới của nông dân còn hạn chế. Ngoài ra, giá thành sản phẩm đầu ra chưa tương xứng với giá trị, chất lượng của sản phẩm nên nông dân, doanh nghiệp còn ngại ngần trong việc đầu tư.

Bên cạnh đó, nhà khoa học trẻ còn trăn trở về tình trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định, gây ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp và môi trường sống, ảnh hưởng sức khỏe con người. Việc sử dụng phân bón có hàm lượng kim loại nặng, vi sinh vật gây hại, chất sinh trưởng vượt quá mức quy định... cũng gây tồn dư hóa chất trong sản phẩm, dẫn đến sản phẩm không xuất khẩu được.

Nông dân chưa quen sản xuất theo hợp đồng và tuân thủ quy trình sản xuất hàng hóa; không có khu sản xuất tập trung, chủ yếu sản xuất manh mún, nhỏ lẻ; chất lượng nhiều loại nông sản còn thấp, không đồng đều... cũng là những điều khiến anh Phạm Quang Thắng lo ngại khi phát triển các mô hình sản xuất.

Từ thực trạng trên, anh Thắng cùng các đồng nghiệp đang nghiên cứu công nghệ, sản phẩm mới giúp nông dân giải quyết được những vấn đề khó khăn. Đó là tìm ra giải pháp ứng dụng công nghệ sinh học thay thế thuốc bảo vệ thực vật; xây dựng quy trình canh tác đạt chuẩn xuất khẩu, tạo ra sản phẩm chế biến tinh giúp gia tăng giá trị; xây dựng mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với giá thành thấp...

Anh Phạm Quang Thắng đã được Thành Đoàn TP HCM vinh danh là "Công dân trẻ tiêu biểu TP HCM" năm 2022. Cũng năm này, nhà khoa học trẻ được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao giải thưởng Lương Định Của.

Đầu tháng 8-2023, anh tiếp tục nhận giải thưởng Tôn Đức Thắng. Đây là giải thưởng cấp thành phố do LĐLĐ TP HCM phối hợp Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức nhằm tôn vinh những công nhân, kỹ sư có nhiều sáng kiến nổi bật.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo