xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Loay hoay với cây trồng biến đổi gien

CHÁNH TRUNG

Việt Nam vẫn đang rất lúng túng với công nghệ cây trồng biến đổi gien mặc dù đã xác định được sự cần thiết của loại cây trồng này

Hiện nhu thức ăn cung cấp cho chăn nuôi, lương thực, thực phẩm của Việt Nam rất lớn, hằng năm phải nhập khẩu từ nước ngoài. Trong khi đó, nếu ứng dụng công nghệ biến đổi gien cho cây trồng thì hoàn toàn có thể  giải quyết vấn đề này.

img
Các giống bắp biến đổi gien đang được trồng khảo nghiệm tại Việt Nam. Ảnh: CỤC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

Phải chờ đến năm 2015

Theo Tổ chức Quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp (ISAAA) về triển vọng thương mại toàn cầu của cây trồng biến đổi gien, trong năm 2011, cây trồng biến đổi gien đã được trồng tại 29 nước với diện tích đạt 160 triệu ha. Từ năm 1996 đến 2010, cây trồng biến đổi gien đã có sản lượng đạt giá trị tới 78,4 tỉ USD, tiết kiệm được 443 triệu kg thuốc trừ sâu. Riêng năm 2010 đã giảm lượng khí thải CO2 được 19 tỉ kg (xấp xỉ 9 triệu ôtô trên đường), tiết kiệm 91 triệu ha đất, giúp cho 15 triệu hộ nông dân cải thiện đời sống.

Lợi ích và tiềm năng to lớn của cây trồng biến đổi gien đã và đang được quốc tế thừa nhận, song ở nước ta các cơ quan chức năng vẫn đang loay hoay chọn lựa. Tại Hội thảo Công nghệ sinh học Việt Nam lần V, GS Paulo Paes de Andrade (ĐH Liên bang Pernambuco, Brazil) cho rằng hiện Việt Nam vẫn còn loay hoay với cây trồng biến đổi gien do sự thiếu phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành có liên quan trong việc đánh giá nguy cơ rủi ro cũng như quá trình khảo nghiệm với cây trồng biến đổi gien. Việt Nam đang thiếu cơ hội đưa cây trồng biến đổi gien thành vấn đề quốc gia, cần sớm giải quyết. Có nhiều lo ngại về cây trồng biến đổi gien nhưng đây là một vấn đề khoa học, vì vậy không nên quá lo ngại.

Sau kết quả khảo nghiệm trồng bắp biến đổi gien hồi tháng 4-2012, các cơ quan chức năng vẫn chưa quyết định chính xác là có trồng hay sử dụng cây trồng biến đổi gien hay không, trong khi đó trên thị trường cây trồng biến đổi gien đang được nhập về và sử dụng rất nhiều, không quản lý nổi. Mười năm qua, Việt Nam đã nhập bắp, đậu nành biến đổi gien từ Mỹ, Argentina làm thức ăn chăn nuôi nhưng việc cho phép trồng đại trà cây biến đổi gien tại Việt Nam vẫn còn phải đợi đến năm 2015 chứ không phải năm 2012 như dự kiến ban đầu. Theo ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), dự kiến đến năm 2015 mới đưa cây trồng biến đổi gien vào sản xuất đại trà, trước mắt là giống bắp.

Cần thúc đẩy nhanh tiến độ ứng dụng

Ngày 5-4, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị thông báo kết quả khảo nghiệm bắp biến đổi gien. Tại đây, các cơ sở khảo nghiệm đã báo cáo kết quả khảo nghiệm các giống bắp biến đổi gien kháng sâu và chống chịu thuốc diệt cỏ. Địa điểm khảo nghiệm được thực hiện trên diện rộng ở các vùng trồng bắp chính ở Việt Nam như Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Sơn La, Nghệ An, Đắk Lắk, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai. Các báo cáo đều chỉ ra rằng việc khảo nghiệm đã được thực hiện bảo đảm kỹ thuật, an toàn và theo đúng những quy định của các văn bản quy phạm pháp luật. Như vậy, có thể thấy cây trồng biến đổi gien hoàn toàn có thể ứng dụng gieo trồng tại Việt Nam.

Tại Hội thảo Công nghệ sinh học Việt Nam lần V, GS-TS Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam, cũng giới thiệu tiềm năng của việc sử dụng cây trồng biến đổi gien trong sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam. Theo đó, Việt Nam cần hạn chế việc nhập các nông sản mà mình có thể làm ra để tiết kiệm ngoại tệ. TS Dương Hoa Xô (Trung tâm Công nghệ Sinh học TPHCM) cho biết việc khảo nghiệm với giống bắp biến đổi gien đã cho kết quả khá tốt. Tuy nhiên, cần phải tiếp tục mở rộng khảo nghiệm chi tiết hơn các vấn đề liên quan, đồng thời cần có quy trình cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học một cách chính xác, nhanh chóng để sớm đưa vào trồng đại trà.

GS Paulo Paes de Andrade cho rằng Việt Nam nên sớm thúc đẩy quy trình cấp giấy phép cho cây trồng biến đổi gien. Thực tế cho thấy vấn đề an toàn với cây trồng biến đổi gien, sự an toàn thực phẩm và nguy hại đến con người, vật nuôi đã được thế giới kiểm tra và chứng nhận tốt, do đó Việt Nam cần thúc đẩy nhanh tiến trình đưa cây trồng biến đổi gien vào trồng đại trà.

Lập trung tâm nghiên cứu

Hiện tại, Tổng cục Môi trường đang đưa ra góp ý dự thảo “Thông tư quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy chứng nhận an toàn sinh học” đối với sinh vật biến đổi gien.  Đây là một bước quan trọng để sớm đưa cây trồng biến đổi gien vào trồng đại trà. Hiện tại quận 12 - TPHCM, một trung tâm công nghệ sinh học nghiên cứu về cây trồng biến đổi gien với quy mô 23 ha, vốn đầu tư 100 triệu USD đang được xây dựng. Trung tâm này sẽ giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu xây dựng công nghệ sinh học trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo