xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phát hiện "hành tinh bong bóng" nơi 1 năm chỉ dài… 4,4 ngày

A. Thư (Theo Space, Phys.org)

(NLĐO)- WASP-174b vừa được phát hiện được mệnh danh là "hành tinh bong bóng" bởi nó một trong những quả cầu khí loãng nhất được tìm thấy từ trước đến nay.

Các nhà nghiên cứu từ Viện Thiên văn học Max Planck (Đức) và Đại học Princeton (Mỹ) vừa xác định được một thứ mà giới thiên văn gọi là "Sao Mộc nóng bỏng ngoài hệ mặt trời". Đó là một gã khổng lồ khí có kết cấu như Sao Mộc, nhưng mật độ thấp hơn và nóng hơn rất nhiều bởi là hành tinh gần sao mẹ nhất trong "hệ mặt trời" mà nó cư ngụ.

Phát hiện hành tinh bong bóng nơi 1 năm chỉ dài… 4,4 ngày - Ảnh 1.

Ảnh đồ họa mô tả một "Sao Mộc nóng bỏng" quay gần sao mẹ của nó - ảnh: NASA

Hành tinh mang tên WASP-174b, quay quanh một ngôi sao lùn màu vàng trắng có đường kính to gấp 1,35 lần khối lượng mặt trời nhưng mới chỉ 2,2 tỉ năm tuổi. Hệ hành tinh này cách trái đất khoảng 1.325 năm ánh sáng.

Điều đặc biệt nhất của hành tinh này là nó cực kỳ loãng. Với mật độ chỉ 0,125 g/cm3, đây là một trong các hành tinh có mật độ thấp nhất từng được phát hiện. Nếu so sánh nó với Sao Mộc – hành tinh to nhất hệ mặt trời và bán kính hơn trái đất khoảng 11,2 lần - thì hành tinh này có thể lớn hơn đến 1,7 lần nhưng nặng chỉ hơn 1,3 lần.

Hành tinh này còn quay quá gần ngôi sao mẹ nên có nhiệt độ "nóng như địa ngục", khoảng 1.197 độ C. Khoảng cách từ nó tới sao mẹ chỉ khoảng 5,5% đơn vị thiên văn, tức 5,5% khoảng cách mặt trời – trái đất. Một năm ở hành tinh này dài bằng 4,4 ngày trên hành tinh của chúng ta.

Nhà vật lý thiên văn Gaspar Bakos (Đại học Princeton), một trong các tác giả cho biết hành tinh này thực sự bị "thổi phồng" một cách kỳ lạ, khiến nó như một quả bong bóng. Nguyên nhân khiến nó bị thổi phồng chưa rõ ràng, có thể là hiệu ứng thủy triều hoặc dòng điện mạnh, hoặc bất kỳ lý do nào trong danh sách 20 lý thuyết vật lý thiên văn mà ông và các cộng sự đã xem xét. Và cho dù là nguyên nhân nào, nó phải cực kỳ mạnh mẽ, dữ dội vì việc thổi phồng một hành tinh lớn như vậy là hết sức khó khăn.

Các nhà khoa học hy vọng có thể xác định được thêm một vài "hành tinh bong bóng" trong tương lai để hiểu rõ hơn về hiện tượng lạ lùng này.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Astronomy & Astrophysics.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo