xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quan sát mưa sao băng Lyrids

NG.Lưu - C.Trung

Mưa sao băng Lyrids sẽ đạt cực điểm trong đêm 21 rạng sáng 22-4. Bạn đọc có thể trò chuyện trực tuyến với các chuyên gia mưa sao băng

Trang tin Space dẫn lời các chuyên gia NASA cho rằng hiện tượng này có thể được quan sát trên toàn thế giới. Mưa sao băng Lyrids xuất hiện tại chòm sao Thiên Cầm (Lyra) ở thiên cầu Bắc có xích kinh 14 giờ và xích vĩ 40o đã từng được quan sát từ hơn 2.500 năm qua. Người xem mưa sao băng lần này sẽ thấy những vệt sáng dài là mảnh vỡ của các ngôi sao xuất hiện do tác động của sao chổi được biết với tên C/1861 G1 Thatcher. NASA ước lượng mỗi giờ sẽ có khoảng 15 vệt sao rơi nhưng có thể ít hoặc nhiều hơn và thông báo sẽ tổ chức cho mọi người trò chuyện trực tuyến với các chuyên gia mưa sao băng của cơ quan này từ 11 giờ đến 16 giờ ngày 21-4 (giờ Việt Nam) tại địa chỉ  http://www.nasa.gov/connect/chat/lyrids2012_chat.html.
img
Chòm sao Lyra và trung tâm của trận mưa sao băng Lyrids. Ảnh lấy từ website Space.com

Hồi đầu năm, đã có trận mưa sao băng Quadrantid từ ngày 1 đến 5-1 ở chòm sao Mục Phu (Bootes) trên bầu trời phía Đông và ở nước ta cũng có thể quan sát được trong đêm 3 rạng ngày 4-1.

Theo anh Đặng Vũ Tuấn Sơn, CLB Thiên văn học trẻ Việt Nam (VACA), mưa sao băng Lyrids diễn ra vào đầu tháng âm lịch, không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng của mặt trăng, thuận lợi cho việc quan sát nếu trời không nhiều mây mù.

Hằng năm có tới hơn 10 trận mưa sao băng lớn - nhỏ khác nhau diễn ra trong khí quyển của trái đất. Lyrids là một trong số các trận mưa sao băng đó. Thời gian lý tưởng nhất để quan sát hiện tượng này là rạng sáng 22-4. Khoảng 1-2 giờ sáng, chòm sao Lyra (trung tâm của trận mưa sao băng) sẽ mọc lên khá cao ở hướng Đông và dần dần lên tới rất cao trên thiên cầu, bạn đọc có thể xem hình dưới đây để dễ xác định chòm sao này. Nó rất dễ nhận ra vì có 4 ngôi sao sáng hợp thành một bình ảnh gần như hoàn chỉnh, bên cạnh đó là một ngôi sao rất sáng khác, đó là sao Vega (Chức Nữ).

Theo CLB Thiên văn Hà Nội, Việt Nam nằm gần xích đạo nên có thể mọi nơi trong nước đều quan sát được mưa sao băng. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo