xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hà Nội có Văn Vượng

Đức Ngọc

Văn Vượng vừa được mời làm cố vấn ban giám khảo đại nhạc hội ghi-ta toàn quốc sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào hạ tuần tháng 5 - 2002

Ba điều ước: Văn Vượng có ba điều ước: 1. Đôi mắt sáng để nhìn thấy quê hương và người thân (Mắt anh chỉ bị màng đục che khuất, có thể sáng lại qua giải phẫu nhưng anh hiện không thể nào có đủ tiền cho ca phẫu thuật tốn kém này).

2. Có một CD cá nhân khi còn có thể chơi đàn tốt.

3. Được tham gia sinh hoạt quốc tế dành cho người tàn tật.

Bị mù từ 4 tuổi nhưng bằng tài năng và nghị lực, Văn Vượng đã làm cho tiếng đàn ghi-ta của mình vang trên sóng phát thanh nhiều năm nay. Anh hiện là nghệ sĩ ưu tú hiếm hoi trong số nghệ sĩ đàn ghi-ta, có bài soạn và sáng tác được đưa vào giáo trình, được chọn là tác phẩm tốt nghiệp của sinh viên Nhạc viện Hà Nội và TPHCM.

Gặp anh ở cổng Nhạc viện Hà Nội đang đứng cùng cậu con trai, anh hẹn gặp tôi tại nơi anh ở, khu Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy. Trước lúc đi, tôi gọi điện thoại và được anh hướng dẫn đường đi rất rõ ràng, là qua những đường nào, những dấu mốc nào. Thật lạ, anh  là người đã bị mù từ hơn nửa thế kỷ nay nhưng lại chỉ đường cho một người mắt sáng một cách rành rẽ như thế. Chính anh ra mở cửa cho tôi, mọi động tác chính xác như một người bình thường, rồi anh cũng là người lấy bia rót mời khách. Thế rồi câu chuyện đời anh cứ rỉ rả suốt chiều ấy. Con chim trong lồng ngoài hiên cứ hót dài như đồng cảm với chủ nó.

Vượt qua bất hạnh của tuổi thơ.- Anh kể anh sinh ngày 10-10-1942, ngày 19-12-1946 là ngày bác sĩ hẹn phẫu thuật mắt cho cậu bé Vượng bị biến chứng của bệnh đậu mùa nhưng vì là Ngày Toàn quốc kháng chiến nên ca phẫu thuật không thực hiện được. Đến bây giờ anh vẫn cứ tiếc cho số phận vì giá như chiến tranh chỉ chậm lại một tháng thì anh đã không phải mang tật nguyền suốt đời. Đi tản cư cùng gia đình (bố anh là một nhân viên  trắc đạc đã mất sớm, khi anh mới hai tuổi), ngồi nhà một mình, cậu bé Vượng lấy dây thun  căng qua nắp cơi trầu bằng đồng tự mày mò chơi những bài hát mà cậu nghe được, một người quen đến chơi thấy vậy khuyên gia đình mua cho cây đàn ghi-ta để Vượng học. Không biết chữ, không biết nhạc Vượng chỉ học theo lối nhập tâm, vậy mà sau năm tháng thuộc được giáo trình ghi-ta Ferdinando Carulli (1770 - 1841). Năm 1954, Vượng mới bắt đầu học qua hệ thống chữ nổi do người bạn Dương Khắc Tiến dạy. Anh còn nhớ như in lần đầu ra biểu diễn ở sân khấu năm 1956. Anh chơi bài Trống cơm mà anh học lỏm qua chiếc loa phát thanh công cộng đầu ngõ. Từ đấy, Văn Vượng tự tin hơn, trau dồi tiếng đàn cùng kiến thức âm nhạc qua mọi con đường. Nhạc sĩ Văn Cao, Đỗ Nhuận dạy cho anh một chút về sáng tác và hòa thanh, nhạc sĩ Tạ Tấn sẵn sàng chỉ cho “cái gì” chưa biết và nhiều người khác nữa cũng vui vẻ giúp anh. Anh không kể về những khổ đau cùng vất vả, chìm nổi đời mình nhưng những ai biết rõ  đều thừa nhận anh chịu nhiều vận hạn lắm, nếu không có nghị lực và say mê âm nhạc chắc không có Văn Vượng ngày nay. Nhìn bằng chứng nhận Nghệ sĩ Ưu tú do Chủ tịch nước Lê Đức Anh ký ngày 3-2-1997 cấp cho “Văn Vượng - nhạc công Hội Văn nghệ Hà Nội” treo giữa nhà, tôi hỏi anh có thuộc biên chế đoàn nghệ thuật nào không. Văn Vượng nói: Tôi thu tới 20 bài ở Đài Phát thanh Hà Nội, có  lẽ là người có số bài ghi-ta được thu nhiều nhất, tôi không được đơn vị nghệ thuật nào giới thiệu mà được đặc cách do chính Sở VHTT xét và đề nghị lên trên.

Ngón đàn mang lại tình yêu.- Hết chuyện nghề nghiệp, chúng tôi nói về cuộc sống riêng. Với một người chịu nhiều thiệt thòi như anh, hẳn là rất khó khăn. Anh bảo anh chỉ có mỗi một nghề là chơi đàn, thu đài phát thanh chỉ để phục vụ nhân dân thôi chứ tiền ít lắm. Anh sống chính bằng nghề dạy đàn và hiện anh có 15 học sinh, trung bình dạy 30 giờ/tuần, mỗi giờ học phí khoảng 20.000 đồng. Anh nói: “Tôi chẳng bao giờ nghĩ thế là ít hay nhiều mà tự nhiên đã hình thành mặt bằng giá thế rồi”. Điều đáng nhớ là chính từ nghề dạy đàn này anh đã gặp được “một nửa” kia của mình. Người vợ của anh hiện nay là bác sĩ Minh Nguyệt, làm việc tại Viện Chống lao vốn là học trò  ghi-ta của anh. Yêu thầy, phục thầy, thương thầy, mà chị bước qua dư luận để lấy anh năm 1983 khi anh 41 còn chị 24 tuổi. Họ có cậu con trai tên Văn Hữu Linh 8 tuổi, đang học ở Nhạc viện Hà Nội.

Tôi nhớ ở bộ phim tài liệu Hà Nội trong mắt ai của đạo diễn - NSND Trần Văn Thủy có nói về Văn Vượng nên hỏi lại anh chuyện ấy. Anh như bừng tỉnh, nhớ về niềm hạnh phúc khi anh được đạo diễn mời viết 3 phút nhạc cho phim và chính mình biểu diễn để thu thanh phần nhạc ấy.

Hà Nội có biết bao nhân vật lịch sử làm rạng rỡ cho thủ đô và cũng có những con người bình thường như Văn Vượng tô thêm một nét đẹp cho Hà Nội ngàn năm văn hiến.  

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo