xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

200.000 tỉ đồng dự trữ hàng Tết

Phương Nhung thực hiện

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết lượng hàng hóa được các doanh nghiệp chuẩn bị cho dịp Tết ước đạt 200.000 tỉ đồng, tăng 10% so với Tết năm trước

Phóng viên: Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là bước vào cao điểm mua sắm Tết, vậy năm nay người dân sẽ được phục vụ thế nào, thưa ông?

- Ông Đỗ Thắng Hải: Theo báo cáo của các địa phương, đến nay đã có 54/63 tỉnh, TP có kế hoạch bình ổn thị trường các tháng cuối năm 2014 và Tết Nguyên đán 2015. Trong đó, 38/54 địa phương có kế hoạch chuẩn bị thực hiện chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường; 23/38 địa phương có kế hoạch không hỗ trợ vốn vay cho doanh nghiệp (DN) mà kêu gọi DN tự nguyện dự trữ hàng hóa, bình ổn thị trường hoặc kết nối DN với các tổ chức tín dụng; 15/38 địa phương tiếp tục hỗ trợ vốn vay cho DN dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường.

 

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải

 

Đánh giá sơ bộ cho thấy lượng hàng hóa được các DN, hộ kinh doanh tại các địa phương chủ động chuẩn bị cho dịp Tết ước đạt khoảng 200.000 tỉ đồng, tăng khoảng 10% so với Tết năm trước.

Nhiều dấu hiệu cho thấy cầu tiêu dùng của người dân đang giảm sút do ảnh hưởng tình hình kinh tế chung, điều này sẽ tác động không nhỏ đến sức mua hàng hóa trong dịp Tết?

- Năm nay thời gian nghỉ Tết sớm và dài, nhu cầu mua sắm sẽ trải đều, đồng thời xu hướng vui chơi, du lịch, thăm hỏi ngày càng phổ biến hơn nên nhu cầu mua trữ hàng hóa của người dân sẽ không quá cao.

Theo báo cáo của sở công thương các địa phương, dự kiến sức mua trong dịp Tết Nguyên đán ước tăng khoảng 15% so với các tháng thường trong năm và tăng khoảng 5%-8% so với Tết năm trước.

 

Hàng hóa Tết đã được bày bán ở hầu hết các siêu thị trên địa bàn TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH
Hàng hóa Tết đã được bày bán ở hầu hết các siêu thị trên địa bàn TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH

 

Giá luôn là vấn đề được người dân quan tâm hàng đầu. Bộ Công Thương có giải pháp gì để bình ổn hàng hóa dịp Tết Nguyên đán? Liệu năm nay có xảy ra tình trạng sốt giá không, thưa ông?

- Lượng hàng hóa được các DN, các hộ kinh doanh chủ động chuẩn bị cho dịp Tết tăng khoảng 10% so với năm trước. Đối với các mặt hàng nông sản, thực phẩm phục vụ Tết, do nguồn cung phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, chịu tác động của thời tiết, dịch bệnh nên giá có thể biến động, một số mặt hàng tươi sống có thể tăng giá nhẹ.

Vì vậy, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành theo dõi sát diễn biến thị trường, chuẩn bị nguồn cung hàng, nhất là các mặt hàng thực phẩm tươi sống và đánh giá sát nhu cầu của người dân trong những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán. Bộ Công Thương cũng đề nghị các địa phương chỉ đạo DN triển khai chương trình bình ổn trên địa bàn tăng thời gian bán hàng phục vụ Tết (nghỉ muộn hơn và bán hàng trở lại sau Tết sớm hơn năm trước) để tạo tâm lý yên tâm cho người tiêu dùng nên thị trường khó xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá. Bên cạnh đó, giá các mặt hàng nhiên liệu năng lượng đang có xu hướng giảm mạnh sẽ tác động đến chi phí đầu vào (như cước vận chuyển hàng hóa) nên giá các mặt hàng cũng sẽ ổn định hơn cùng kỳ các năm trước.

 

Chủ động bình ổn giá hàng Tết

UBND TP Hà Nội đã tạm ứng tổng số tiền 276 tỉ đồng (lãi suất 0%) cho 13 DN thực hiện chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu từ tháng 10-2014 đến hết tháng 5-2015. Sở Công Thương Hà Nội cũng đã kết nối các DN với ngân hàng để vay vốn lãi suất ưu đãi (khoảng 6%-10%/năm) nhằm dự trữ hàng Tết. Dự kiến tổng số hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn Hà Nội đạt khoảng 16.000 tỉ đồng. TP Hà Nội đã có kế hoạch tổ chức 7 trung tâm bán hàng lưu động; khoảng 100 chuyến bán hàng lưu động; triển khai bán hàng bình ổn giá tại 600 điểm bán hàng cố định và hơn 1.600 điểm bán hàng là đại lý đặt tại các khu dân cư, khu công nghiệp...

Tại TP HCM, chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường tiếp tục được triển khai qua việc kết nối DN với tổ chức tín dụng. Tới nay đã kết nối được 72 DN với 8 tổ chức tín dụng, số vốn vay trên  8.300 tỉ đồng, tăng gần 70% so với Tết năm ngoái. Lượng hàng của các DN tham gia chương trình đều có thị phần lớn, đủ sức chi phối, dẫn dắt thị trường. Riêng chương trình bình ổn hàng lương thực - thực phẩm đến nay đã phát triển được gần 3.600 điểm bán. Cận Tết Nguyên đán, TP HCM sẽ phát triển thêm 286 điểm bán.

Tại TP Đà Nẵng, tổng hàng hóa được chuẩn bị đạt khoảng 140,4 tỉ đồng. Đối với chương trình bình ổn thị trường, Đà Nẵng chỉ tập trung cho 2 mặt hàng là thịt heo và gạo. Địa phương này tổ chức bán thịt heo bình ổn giá trong dịp Tết tại 13 điểm, 2 xe lưu động và thực hiện liên tục trong 6 ngày với số lượng 35 tấn; các công ty lương thực trên địa bàn đã dự trữ và sẵn sàng cung ứng gạo bình ổn thị trường.T.Dương

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo