xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

31,4% doanh nghiệp chi hoa hồng đấu thầu

PHƯƠNG NHUNG

Môi trường kinh doanh được cải thiện rõ nét, hoạt động đầu tư và sản xuất - kinh doanh sáng sủa hơn. Tuy nhiên, chi phí không chính thức cũng ngày càng tăng

Ngày 16-4, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố kết quả điều tra Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2014. Theo đó, Đà Nẵng tiếp tục giữ vững vị trí quán quân với 66,87 điểm. Vị trí thứ nhì và ba lần lượt thuộc về Đồng Tháp và Lào Cai. Đặc biệt, TP HCM xếp vị trí thứ tư với 62,73 điểm - lần đầu tiên (trong 10 năm công bố PCI) lọt vào tốp 5 bảng xếp hạng.

Môi trường kinh doanh khởi sắc

Kết quả điều tra PCI 2014 cho thấy đã có dấu hiệu khởi sắc về môi trường kinh doanh, như: tỉ lệ doanh nghiệp (DN) trong nước tăng quy mô đầu tư vốn gia tăng trở lại với 10,8% sau 2 năm giảm xuống mức thấp nhất (6,45% của năm 2012, 2013). Lần đầu tiên trong vòng 9 năm, quy mô vốn trung bình của DN đã tăng đến mức cao nhất là 15,1 tỉ đồng, gấp đôi so với năm 2006. Tỉ lệ DN tuyển dụng thêm lao động cũng tăng gần gấp đôi (11,5%) so với mức chạm đáy của năm 2012, 2013. Đặc biệt, năm 2014, có tới 46,1% DN dự kiến sẽ mở rộng quy mô kinh doanh trong vòng 2 năm tới, tăng mạnh so với mức 32,5% so với bảng xếp hạng năm trước. Tỉ lệ DN có kế hoạch giảm quy mô hoặc đóng cửa giải thể chỉ chiếm 8,3%.

 

(Nguồn: VCCI) - Đồ họa: FƯƠNG ANH
(Nguồn: VCCI) - Đồ họa: FƯƠNG ANH

 

 

Do đó, VCCI đánh giá lần đầu tiên trong 5 năm trở lại đây, niềm tin của DN đã có dấu hiệu hồi phục.

Đáng lưu ý, khối DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã tiếp tục đánh giá Việt Nam là quốc gia có sự ổn định của chính sách và mức thuế hợp lý. Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Phòng Pháp chế VCCI, năm 2014, 16,3% DN FDI cho biết đã tăng đầu tư hoạt động và 65,1% tuyển thêm lao động mới. Tâm lý lạc quan về kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong 2 năm tới đã tăng lên nhanh chóng với khoảng 50%...

Chi phí “bôi trơn” cao nhất từ trước đến nay

Tuy nhiên, chi phí không chính thức vẫn là rào cản khiến nhiều DN lo ngại. Quy mô chi trả chi phí không chính thức trung bình ở Việt Nam được điều tra PCI ghi nhận là cao nhất kể từ năm 2011. Có tới 31,4% DN phải trả hoa hồng khi tham gia đấu thầu, tăng gần 3 lần so với năm 2013. Kết quả điều tra cho thấy nếu năm 2013 khoảng 32% DN cho biết tổng chi phí không chính thức của họ chiếm hơn 1% thu nhập mỗi năm thì năm 2014 số lượng DN đã tăng lên 38%.

“Cảm nhận của nhà đầu tư nước ngoài về vấn đề chi phí không chính thức ngày càng có chiều hướng đáng lo ngại bất chấp những nỗ lực của nhà nước trong công tác phòng chống tham nhũng. DN cho biết tình trạng và tần suất chi trả phí không chính thức trong mọi hoạt động từ xin giấy phép đầu tư đến quá trình đấu thầu, làm thủ tục xuất nhập khẩu tại cảng và giải quyết tranh chấp ở tòa án ngày càng tăng” - ông Đậu Anh Tuấn cho biết.

Thực tế, đối với chi phí không chính thức khi thực hiện dịch vụ ở cảng lúc xuất - nhập khẩu, có 66,2% DN phải trả, cao hơn gần 10% so với năm 2013...

 

Các tỉnh Tây Bắc cạnh tranh kém nhất

Tốp 5 địa phương dẫn đầu bảng xếp hạng PCI 2014 là: Đà Nẵng 66,87 điểm; Đồng Tháp 65,28 điểm; Lào Cai 64,67 điểm; TP HCM 62,73 điểm và Quảng Ninh 62,16 điểm.

Tốp 5 địa phương “đội sổ” bảng xếp hạng bao gồm: Điện Biên đứng thứ 63/63 với 50,32 điểm; Lai Châu đứng thứ 62/63 với 50,60 điểm; Cao Bằng đứng thứ 61/63 với 52,04 điểm; Hà Giang thứ 60/63 với 52,47 điểm và Bắc Kạn 59/63 với 53,02 điểm.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo