xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cảng biển Việt Nam vẫn chưa phục hồi hoàn toàn

Tin-ảnh: Ngọc Giang

(NLĐO) - Trong những tháng đầu năm 2023, hàng container thông qua các cảng biển Việt Nam tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm 2022.

Ngày 21-9, tại TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), hơn 500 đại biểu là lãnh đạo, nhà quản lý, điều hành thuộc 82 cảng thành viên trong cả nước và đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp cung cấp thiết bị ngành khai thác cảng đã tham dự Hội nghị thường niên năm 2023 của Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA), do cảng Đồng Nai đăng cai tổ chức.

Theo đánh giá của giới chuyên môn, năm 2023 là năm khó khăn đối với cảng biển Việt Nam, triển vọng phát triển không như dự kiến ban đầu. Trong 6 tháng đầu năm, tổng lượng hàng container thông qua cảng biển VPA giảm 9% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Lê Công Minh, Chủ tịch VPA, cho biết sau giai đoạn dịch bệnh COVID-19, thương mại hàng hải phát triển chậm do những yếu tố thay đổi về nguồn hàng, giá cả, đứt gãy chuỗi cung ứng kéo dài quy mô toàn cầu.

Cảng biển Việt Nam vẫn chưa phục hồi hoàn toàn - Ảnh 1.

Cái Mép - Thị Vải là cảng nước sâu tiếp nhận được tàu có sức chở gấp 5-6 lần tàu đến cảng TP HCM

Năm 2022, thị phần hàng hóa thông qua khu vực TP HCM chiếm 39%, khu vực Cái Mép – Thị Vải là 22%, Hải Phòng chiếm 27%, khu vực miền Trung 14% và khu vực ĐBSCL chỉ có 2%.

Các cảng VPA trong cụm cảng số 4 có tốc độ tăng trưởng giảm 1% so với 2021, nhưng vẫn tiếp tục là trung tâm thương mại hàng hải quốc gia với gần 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước, trong đó hàng container chiếm 73%.

Kể từ khi có cảng nước sâu tại Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp nhận được tàu có sức chở gấp 5-6 lần tàu đến cảng TP HCM, tốc độ tăng trưởng hàng container qua cảng nước sâu Bà Rịa - Vũng Tàu tăng nhanh từ 21%-68% của khu vực TP HCM trong 10 năm. Tuy nhiên, đến năm 2022, tỉ trọng này giảm nhẹ xuống còn 67%.

"Tình trạng này cho thấy sức đề kháng của nền kinh tế nói chung và khối doanh nghiệp cảng biển nói riêng chưa được phục hồi hoàn toàn từ nhiều hậu quả của đại dịch" - ông Lê Công Minh nhấn mạnh.

Tại hội nghị VPA 2023, các cảng thành viên đã cùng nhau đánh giá cơ hội và thách thức của ngành cảng biển Việt Nam trong năm tiếp theo, trao đổi kinh nghiệm, đưa ra những ý kiến về các vấn đề cấp thiết của ngành cảng biển như quy hoạch, đầu tư, hợp tác để phát triển cảng bền vững, quản lý cảng, chuyển đổi số, vận hành an toàn và bảo mật hệ thống công nghệ thông tin.

Ông Nguyễn Văn Ban, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP cảng Đồng Nai, cho rằng để giải quyết các hạn chế tồn tại, cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng cảng biển, bao gồm nâng cấp, mở rộng cảng hiện hữu và cân nhắc kỹ lưỡng khi cấp phép, đầu tư xây dựng các cảng mới nhằm tránh rủi ro dư thừa hạ tầng, cạnh tranh không cần thiết. Đồng thời, phải đơn giản hóa quy trình hải quan và thủ tục xếp dỡ hàng.

Cảng biển Việt Nam vẫn chưa phục hồi hoàn toàn - Ảnh 3.

Mỗi năm có hàng trăm lượt tàu mẹ vào làm hàng tại các cảng ở khu vực Cái Mép - Thị Vải

Ngoài các kiến nghị về cơ sở hạ tầng kết nối, đại diện Cảng Hải Phòng đề nghị Hiệp hội cảng biển Việt Nam có ý kiến với Chính phủ, Bộ, ngành công bố quy hoạch vị trí lâu dài nhận chìm chất nạo vét ngoài biển (tối thiểu 5 năm), hỗ trợ đẩy nhanh thủ tục cấp phép nhận chìm chất nạo vét ngoài biển.

Bà Phạm Thị Thúy Vân – Phó Giám đốc Marketing Tân Cảng Sài Gòn (TCSG) - đề nghị cần phát triển cảng biển bền vững thông qua chuyển đổi số, hướng đến tương lai là cảng xanh và thông minh. Để phát triển hệ thống cảng biển, cần có sự chung tay của các doanh nghiệp logistics, xây dựng hệ thống dữ liệu chung cho hệ thống cảng biển Việt Nam, kết nối khu vực và thế giới; cần có hệ thống hạ tầng đồng bộ, đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông kết nối; có các chính sách ưu đãi về thuế và các ưu đãi khác cho các nhà phát triển theo hướng chuyển đổi số, phát triển xanh và bền vững…

Hiệp hội Cảng biển Việt Nam 82 thành viên là các doanh nghiệp (DN) cảng biển; trong đó có 18 DN có 100% vốn Nhà nước, 49 DN cảng quốc doanh đã cổ phần hóa, 5 DN đã hoạt động trên sàn chứng khoán, 14 DN cảng liên doanh có vốn góp nước ngoài, 26 DN có 100% vốn tư nhân trong nước. Trong năm 2022-2023, hiệp hội đón nhận 2 cảng thành viên mới.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo