xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chợ ngoại ở Sài Gòn

Bài và ảnh: SỸ ĐÔNG

Những khu chợ với nhiều gian hàng bán thức ăn, đặc sản phong phú của nhiều nước đã trở thành điểm đến quen thuộc đối với khách nước ngoài lẫn người Việt ở TP HCM

Từ lâu, TP HCM được nhiều người nước ngoài đến định cư, làm việc. Từ đó, nhiều khu thương mại, dịch vụ của những người này được hình thành.

Đặc sản Biển Hồ

Một ngày cuối tháng 3-2016, chúng tôi ghé khu chợ nằm trong hẻm 374 Lê Hồng Phong (quận 10, TP HCM), người dân quen gọi là chợ Nam Vang, hình thành từ năm 1972.

Không cần cất công sang đất nước Chùa Tháp, chúng tôi vẫn có thể tìm thấy và thưởng thức đặc sản của Campuchia như bún Num-bo-chóc, khô cá tra Biển Hồ, mắm bò hóc, mắm ba khía, xôi xiêm, chè bí đỏ… Ngoài ra, chợ còn bán quần áo, giày dép, các loại trang sức bằng kim loại, đá… mang nét đặc trưng của người Khmer.

Chợ Campuchia trên đường Lê Hồng Phong, quận 10, TP HCM với nhiều đặc sản
Chợ Campuchia trên đường Lê Hồng Phong, quận 10, TP HCM với nhiều đặc sản

Bà Ich Bư (tên Việt Nam là Ngô Thị Thanh Mai) cho biết được người thân dẫn về Việt Nam sinh sống từ những năm 1970. Ngoài thương hiệu bún Num-bo-chóc của bà Tư Xê (mẹ bà Ich Bư), bà Ich Bư còn kinh doanh khô cá lóc, khô sặc, cá sấy, tôm khô, cá tra Biển Hồ. Gian hàng của gia đình bà Ich Bư lớn nhất và lâu đời nhất ở chợ này.

“Thời gian đầu đến Việt Nam, gia đình tôi gặp khó khăn khi giao tiếp với người Việt. Chúng tôi mở cửa hàng bún gia truyền với các nguyên liệu chính là cá lóc tươi và mắm bò hóc, gia vị cũng được mua từ Campuchia về để chế biến theo hương vị đặc trưng. Sau đó, chúng tôi bán thêm cá khô lấy trực tiếp từ Campuchia. Hồi đầu bán rất chậm, có khi cả tháng mới nhập hàng, còn bây giờ mỗi ngày nhập một chuyến” - bà Ich Bư cho biết.

Theo bà Huỳnh Thị Huôi (gốc Campuchia), người Campuchia không ăn đường trắng mà ăn đường thốt nốt, có vị ngọt và thanh hơn. Người Việt Nam ít ăn lá sầu đâu vì rất đắng nhưng đó lại là nguyên liệu chủ yếu ăn kèm với cá ở Campuchia… Đặc biệt, nguyên liệu làm nên hương vị bún cá Num-bo-chóc là thịt cá lóc được đánh bắt từ Biển Hồ chan nước mắm bò hóc với một chút nghệ tươi nên rất đặt trưng.

Hàn Quốc và nước Nga thu nhỏ

Vào khu chợ Nga trên đại lộ Võ Văn Kiệt, du khách phần nào cảm nhận được đất nước Nga qua những cô gái mặc quần áo truyền thống và kiến trúc mang đậm phong cách Nga.

Chợ Nga được xây dựng từ năm 2009, quy mô 3 tầng, kinh doanh quần áo, giày dép và chủ yếu được thiết kế cho xứ lạnh như áo khoác, áo bành tô, giày bốt, vớ các loại… Ngoài ra, chợ này còn bán thực phẩm đặc trưng của nước Nga như rượu vodka, cá chép xông khói, trứng cá muối, hạt mạch, trứng cá hồi... Trong góc khuất của khu chợ Nga có một siêu thị nhỏ bán đầy đủ bánh mì đen, xúc xích, thịt hộp và cả đồ lưu niệm.

Nằm sát chợ Phạm Văn Hai (phường 3, quận Tân Bình), khu bán thực phẩm Hàn Quốc là điểm đến quen thuộc của cộng đồng người Hàn Quốc tại Sài Gòn và cả những người Việt yêu món ăn của xứ sở kim chi. Nơi đây có hàng trăm chủng loại thực phẩm từ rong biển, ớt bột, ớt xanh, bạch quả đến kim chi, gà hầm nhân sâm, thậm chí cả lá mè..., hương vị đúng kiểu Hàn Quốc. Khu chợ này còn là đầu mối cung cấp cho nhiều cửa hàng, siêu thị chuyên bán thực phẩm Hàn Quốc tại quận 7, khu vực sân bay Tân Sơn Nhất...

Ấm cúng phố Nhật

Đường Lê Thánh Tôn, đoạn từ đường Tôn Đức Thắng đến Thái Văn Lung có hơn 20 cửa hàng Nhật được nhận dạng bởi những biển hiệu song ngữ cùng lồng đèn treo hai bên. Sắc màu chủ đạo của khu phố là đỏ và vàng tạo nên sự ấm cúng rất riêng của người Nhật. Khác với khu phố Tây, các nhà hàng ở khu phố Nhật thường tách biệt với đường phố ồn ào qua lớp cửa gỗ kéo ngang và đa số chỉ phục vụ đến 23 giờ.

Sống và làm việc tại khu phố này 14 năm nay, anh Ebuchi Shinya - chủ nhân của kho truyện tranh Manga với hơn 3.000 cuốn, chủ của 2 quán ăn Nhật (Utopia café và Em’s café) trong khu phố - kể: “Những ngày đầu đến đây, tôi thấy bất tiện khi những hàng xóm người Việt hỏi thăm chuyện gia đình hay đơn giản là “Anh đi đâu mới về à?”. Về sau, tôi mới biết đó là tình làng nghĩa xóm nên quen dần, gắn bó với mọi người hơn”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo