xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đánh mất lợi thế

ĐỖ THỊ MỸ HẠNH (*)

Ngay đầu năm 2014, thị trường nước ta chứng kiến điểm nhấn quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn nhanh (fast food) bằng sự xuất hiện chính thức của nhãn hiệu McDonald’s ở TP HCM. Đây cũng là một mốc đánh dấu sự chuyển mình và quy mô đủ lớn của thị trường nhà hàng tại Việt Nam.

Trong 5 năm trở lại đây, thị trường thức ăn nhanh Việt Nam thực sự sôi động bởi sự xuất hiện ồ ạt của các thương hiệu mới như BBQ Chicken, Subway, Popeyes...  hay một số thương hiệu quay trở lại hoạt động mạnh mẽ sau một thời gian kinh doanh thất bại. Thị trường đang hết sức “nóng” nhưng không hề thấy sự xuất hiện của bất kỳ thương hiệu Việt Nam nào trong cuộc chiến giành giật thị phần. Phở 24 đã từng là thương hiệu đậm bản sắc Việt Nam đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng dưới phương thức nhượng quyền nhưng đến nay cũng đã rơi vào tay một công ty nước ngoài. Hay như cơm kẹp VietMac, sau nhiều năm hoạt động vẫn đang yếu ớt tồn tại và loay hoay tìm chỗ đứng.

Chỗ đứng của thức ăn thương hiệu Việt đang ở đâu trên chính mảnh đất mẹ?

Nhiều chuyên gia nhận định Việt Nam là mảnh đất rất màu mỡ để phát triển lĩnh vực thức ăn nhanh: dân số trẻ, tốc độ hiện đại hóa nhanh, chính sách đầu tư kinh doanh được nới lỏng… Thiên thời, địa lợi đã có, yếu tố còn lại là nhân hòa. Đây thực sự là vấn đề mang tính chủ quan của nền kinh tế cũng như thị trường Việt Nam.

Việt Nam là đất nước có rất nhiều món mang hơi hướng thức ăn nhanh như phở, bún, miến, bánh mì kẹp… nhưng chưa món ăn nào được thực sự định hướng phát triển bài bản và chuyên nghiệp. Đến thời điểm hiện tại, chưa có doanh nghiệp nào đủ tâm huyết, sức vóc để sáng tạo và phát triển một thương hiệu Việt của riêng mình.

Ngoài việc chứng kiến sự đổ bộ của các nhãn hàng thức ăn nhanh trong lĩnh lực nhà hàng, người tiêu dùng Việt Nam còn đang rất bối rối trước việc lựa chọn các thương hiệu cà phê như Starbucks, Coffee Beans, Gloria Jeans, DYNC…, đặc biệt là các nhãn hàng trong lĩnh vực bánh ngọt - bánh tươi như Tous les Jours, Paris Baguette, Paris Gâteaux, Bread Talk, Dunkin Donuts… đang gấp rút phát triển hệ thống nhà hàng nhằm chiếm lĩnh thị trường. Ở lĩnh vực kinh doanh này, thương hiệu Việt cũng đang dần đuối sức. Nếu các thương hiệu bánh Việt không nhanh chóng triển khai những chiến lược mang tính quyết định và hiệu quả thì cũng sẽ chịu sự chi phối của các “ông lớn” ngoại quốc. Đơn cử, Tous les Jours hay Paris Baguette đều là những thương hiệu nhượng quyền hùng mạnh tại chính đất nước của họ (Hàn Quốc). Với định hướng hiện tại, 2 “ông lớn” này sẽ tập trung triển khai rất nhiều các cửa hàng ở Hà Nội, TP HCM và một số thành phố vệ tinh nhằm tạo vị thế vững chắc, sau đó có thể sẽ tiến hành nhượng quyền từng cửa hàng đơn lẻ cho các nhà đầu tư ở Việt Nam.

Sản phẩm Việt đang dần đánh mất chính lợi thế sân nhà của mình. Các cấp chính quyền và doanh nghiệp nên cùng chung tay xây dựng phương án hỗ trợ cũng như thúc đẩy sự phát triển những thương hiệu bản địa để nền kinh tế nói chung và thị trường nhà hàng - dịch vụ nói riêng không bị phụ thuộc vào các thương hiệu nước ngoài. Mong rằng trong thời gian ngắn tới, chủ nhà Việt Nam không phải chịu cảnh ngồi nhìn các “bếp ngoại” vui vẻ chia nhau chiếc bánh thị phần mà chẳng gặp nhiều khó khăn... 

(*) Tác giả là trưởng phòng kinh doanh, phụ trách phát triển hệ thống nhà hàng BBQ Việt Nam

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo