xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Doanh nghiệp nhỏ và vừa như “cá trên thớt”

Phương anh

Đó là nhận định của ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thanh Hóa, tại buổi góp ý cho dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ngày 11-7, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp (DN) cho dự thảo Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa (DNNVV).

Khó vay quỹ hỗ trợ

Đại diện một DN tư nhân ở tỉnh Lâm Đồng cho biết dù nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ DNNVV nhưng thực tế cũng như không. DN của ông muốn vay 5 tỉ đồng để mở rộng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Có đối tác, có thị trường nhưng không xoay được vốn vì các ngân hàng và quỹ hỗ trợ mà DN đến gõ cửa đều yêu cầu phải có tài sản thế chấp có giá trị lớn hơn số tiền vay.

“Tôi cho rằng chỉ khoảng 10%-15% DNNVV được vay vốn từ các quỹ hỗ trợ và đương nhiên là họ có bảo trợ ở phía sau. Tại sao không cho vay theo hợp đồng của DN? Có tài sản thế chấp thì DN còn chạy sang quỹ hỗ trợ làm gì?” - lãnh đạo DN này bức xúc.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa thường bị thiệt thòi trên thương trường Ảnh: TẤN THẠNH
Doanh nghiệp nhỏ và vừa thường bị thiệt thòi trên thương trường Ảnh: TẤN THẠNH

Ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hiệp hội DN Thanh Hóa, chỉ ra điểm bất cập của cơ chế hỗ trợ tài chính đối với DNNVV. Đó là DN được bảo lãnh vay vốn vẫn phải đáp ứng đủ các điều kiện như quy định vay ngân hàng. “Vậy đến ngân hàng vay vốn cho xong, cần gì xin bảo lãnh cho tốn thêm chi phí. Chỉ có các DN thân quen mới được giải quyết” - ông Đệ phàn nàn.

Liên quan đến vấn đề này, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực - khách mời phản biện chính sách cho ban soạn thảo - phân tích lỗi này là do năng lực quỹ có vấn đề. Bên cạnh đó, quy định quỹ không được lỗ nên không dám bảo lãnh, sợ phát sinh nợ xấu. Các vấn đề này cần được rút kinh nghiệm khi đưa vào luật.

LS Trương Thanh Đức, Công ty Luật Basico, cho rằng để cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV cần cho phép DN siêu nhỏ được hạch toán vào chi phí hợp pháp lãi suất vay vốn vượt trần quy định (hiện nay là 13,5%/năm và tăng dần) thay vì không cho phép như Luật Thuế thu nhập DN.

Vẫn bị chèn ép, hoạnh họe

Nhìn chung, dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV đưa ra chủ trương hỗ trợ DN tiếp cận tín dụng, tài chính, mặt bằng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực công nghệ.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Đệ lưu ý nếu chính sách không quy định chặt chẽ, cụ thể thì “mãi mãi vẫn là cơ chế xin - cho” do đội ngũ công chức thực thi chưa làm hết trách nhiệm. Ông dẫn chứng tại Thanh Hóa, nạn chèn ép, hoạnh họe DN ngày càng nhiều, DNNVV như cá nằm trên thớt. Hiệp hội có đơn yêu cầu bảo vệ DN yếu thế thì ngay hôm sau, DN nhận “trát” kiểm tra hay bị xử lý vi phạm. “DN hoang mang vì giám đốc sở ở địa phương có quyền lực ghê gớm. Thủ tướng nói Chính phủ đồng hành với DN nhưng địa phương bảo đồng hành là ngang hàng. Vì vậy, trung ương cần có đoàn công tác đặc biệt vào Thanh Hóa kiểm tra có phải cán bộ vất vả quá nên tận thu? Tôi cho rằng công chức hiện nay đã đủ ăn đủ tiêu rồi, phải vì dân, đừng vì lợi ích nhóm nữa. Rất cần điều khoản về đạo đức cán bộ. Chính sách tốt nhưng không ngấm xuống được địa phương” - ông Đệ gay gắt.

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, khẳng định sẽ tổ chức ngay đoàn công tác đến làm việc tại Thanh Hóa vào tuần tới và báo cáo kết quả lên Thủ tướng.

Liên quan đến vấn đề đạo đức công vụ, ông Ngô Văn Điểm, Chủ tịch Hiệp hội DN tư nhân Việt Nam, đề nghị phải có cơ chế cho báo chí cùng giám sát thực hiện luật và có điều khoản về thanh tra công vụ. Vì giữa thể chế và thực thi chính sách có khoảng cách rất lớn, không ít công chức thường bắt lỗi DN, làm sai lệch chính sách. Đồng thời, phải có quy định bảo đảm quyền bình đẳng trong kinh doanh để không tập trung nguồn lực cho DN lớn, chèn ép DNNVV.

Cần hỗ trợ trực tiếp, tránh xin - cho

TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh Luật Hỗ trợ DNNVV nhằm tạo khung pháp lý thúc đẩy sự phát triển của DNNVV nhằm đến năm 2020, cả nước có 1 triệu DN. Phương thức hỗ trợ của luật nên tiến hành trực tiếp, giảm chi phí không chính thức, giảm thủ tục hành chính, dứt khoát không có cơ chế xin - cho. Thay vào đó là cơ chế hỗ trợ trực tiếp tới DN, không “đẻ” thêm bộ phận chuyên trách.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo