xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Doanh nghiệp với trách nhiệm xã hội

TS Nguyễn Ngọc Điện

Xã hội tức là người tiêu dùng, họ đòi hỏi doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ có chất lượng, an toàn và giá cả hợp lý

Trách nhiệm xã hội, trong chừng mực nào đó được hiểu là sự ràng buộc chủ thể vào những bổn phận đối với xã hội, với cộng đồng. Đã gắn với “sự ràng buộc”, với “bổn phận” thì khó có thể bảo đảm trách nhiệm nếu chỉ dựa vào ý thức tự giác. Muốn việc nhận lãnh trách nhiệm chuyển thành hành động tích cực và có hiệu quả, cách tốt nhất là làm cho người ta thấy việc đó gắn với lợi ích của bản thân.

Lắng nghe người tiêu dùng

Vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (DN) cũng phải được đặt và giải quyết theo cùng một logic. Xã hội, tức là người tiêu dùng, đòi hỏi DN cung ứng sản phẩm, dịch vụ có chất lượng, an toàn và giá cả hợp lý; về phần mình, DN xác định mục tiêu tối hậu là lợi nhuận. Đòi hỏi của xã hội sẽ được DN đáp ứng thỏa đáng, nếu việc đó đồng thời cho phép DN giải được bài toán lợi nhuận.
img
100 doanh nghiệp được tôn vinh và nhận Cúp Thánh Gióng nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam 13-10 diễn ra tại Hà Nội ngày 11-10 Ảnh: Thái Dương

Thế nhưng, để DN có thể cân phân giữa trách nhiệm xã hội và lợi nhuận rồi từ đó xác định cách ứng xử thích hợp thì điều tiên quyết là DN phải nhận biết tường tận những đòi hỏi của xã hội đối với mình, đặc biệt là về những rủi ro DN phải đương đầu đối với việc theo đuổi lâu dài mục tiêu lợi nhuận trong trường hợp đòi hỏi ấy không được thỏa mãn. Rõ hơn, phải có ai đó nói với DN, bằng tiếng nói nhân danh người tiêu dùng, về những gì DN cần làm để có được sự chấp nhận chi trả với thái độ tín nhiệm của họ.

Vả lại, trong giao tiếp nhằm trao đổi lợi ích vật chất, các bên thường dựa vào sức mạnh kinh tế để nói chuyện: bên có tiềm lực kinh tế mạnh hơn sẽ áp đặt luật chơi theo ý muốn. Người tiêu dùng muốn DN phải lắng nghe mình, dè chừng phản ứng, động thái của mình thì phải chứng tỏ cho DN thấy mình là một đối tác có thế lực, chứ không phải chỉ là người đi tìm kiếm, cầu xin hàng hóa, dịch vụ giá rẻ với thái độ rụt rè, tự ti, an phận.

Ai nói cho doanh nghiệp biết?

Chắc chắn, một người tiêu dùng riêng lẻ không đủ khả năng vật chất để xây dựng hình ảnh một đối trọng như thế trong mắt DN. Người tiêu dùng trong các xã hội được tổ chức tốt, trong quá trình tìm kiếm công cụ tự vệ và tích tụ sức mạnh để có thể tạo ra tư thế khả dĩ chấp nhận được khi giao tiếp với DN, tự nhiên có xu hướng kết đoàn và trở thành một tập thể, một khối.

Rõ hơn, phải đứng trong một hội dân sự người tiêu dùng mới có điều kiện “nói chuyện” ngang hàng với DN, mới được coi là một chủ thể giao tiếp có thể tạo ảnh hưởng đối với sự thành bại của DN trong việc theo đuổi mục tiêu tối hậu. Hội người tiêu dùng, không phải người tiêu dùng cá thể, mới là người có thể “vỗ vai” nhắc nhở, khuyến cáo DN về trách nhiệm xã hội. Với khả năng phát động, tổ chức hành động tập thể, đồng loạt của hội viên, hội có thể tiến hành các biện pháp phản ứng mang tính trừng phạt của xã hội đối với DN nào tỏ ra thờ ơ, sao lãng trong việc thực thi trách nhiệm. Chính điều đó tạo ra uy thế của hội, giúp những lời nhắc nhở, khuyến cáo của hội thực sự có trọng lượng đối với DN.

Cho đến nay, DN ở Việt Nam chưa có cơ hội đối diện với các “thế lực” tiêu dùng xứng tầm. Hội bảo vệ người tiêu dùng không phải là kết quả sự tập hợp tự nguyện của những người tiêu dùng đích thực với mong muốn xây dựng một lực lượng vật chất nhằm phục vụ lợi ích chung của tập thể hội viên; người tiêu dùng coi hội như một thiết chế công hơn là tổ chức dân sự của mình. Nhưng hội cũng không (không thể) được trao các quyền năng nhân danh nhà chức trách công, bởi nó không phải là một cơ quan công đích thực.

Một cách tự nhiên, khi không có chủ thể nào chuyển được thông điệp của xã hội đến DN, một cách đĩnh đạc và có uy quyền, thì DN cũng không tội gì tiêu tốn thì giờ, tiền bạc để tìm hiểu trách nhiệm xã hội của mình.
100 doanh nghiệp được trao Cúp Thánh Gióng
Sáng 11-10, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức chương trình “Lễ kỷ niệm Ngày Doanh nhân và Tôn vinh Doanh nhân tiêu biểu năm 2013”. Chương trình đã tôn vinh và trao Cúp Thánh Gióng cho 100 doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2013 nhằm cổ vũ, động viên phát huy vai trò tiên phong của giới doanh nhân trong phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Những doanh nhân được trao Cúp Thánh Gióng đã vượt qua thách thức, nỗ lực duy trì và ổn định sản xuất kinh doanh, có những đóng góp quan trọng vào việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp lý, giải quyết công ăn việc làm, tham gia xóa đói giảm nghèo và thực hiện các chính sách an sinh xã hội của đất nước.
                                                                                   P.Nhung

Ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT Công ty Vinamit:

Gắn với chiến lược kinh doanh

img

Hiện doanh nhân đã ý thức hơn về trách nhiệm đối với cộng đồng nhưng nhận thức này vẫn còn ở mức hạn chế. Vẫn còn tình trạng doanh nhân thực hiện trách nhiệm với cộng đồng như một công cụ để quảng bá thương hiệu, không đầu tư chiều sâu. Thật ra, trong triết lý kinh doanh, lãnh đạo DN đều biết tầm quan trọng của việc thực hiện trách nhiệm đối với cộng đồng. Tuy nhiên chưa có nhiều DN đặt trách nhiệm này vào chiến lược kinh doanh. Bản thân DN phải có một sự thành công nhất định và định hướng đưa trách nhiệm với cộng đồng vào chiến lược lâu dài, song hành cùng DN. Chẳng hạn, Intel đầu tư vào giáo dục để thu hút kỹ sư giỏi về làm việc cho Intel, Vinamit đầu tư vào giống cây trồng, kỹ thuật trồng trọt, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân... nhằm hướng đến chiến lược chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất.

Để thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, đòi hỏi DN phải có chiến lược lâu dài và chương trình hành động vì cộng đồng sẽ song hành cùng các bước phát triển của DN.

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam:

Hướng tới chuẩn mực toàn cầu

img

Để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, cộng đồng doanh nhân cần sự hỗ trợ kịp thời, hiệu quả hơn từ Chính phủ và các cơ quan nhà nước. Những vấn đề hàng đầu cần được hỗ trợ là: chính sách, hoạt động bảo vệ thương hiệu, sự cải thiện điều kiện và môi trường kinh doanh, thủ tục hành chính và các vấn đề liên quan đến thuế…

Về phía DN, thời gian tới cần tăng cường hợp tác, chủ động tái cơ cấu sản xuất, tìm kiếm mô hình tăng trưởng bền vững kết hợp đổi mới công nghệ. Phải có năng lực hội nhập, xây dựng được hệ thống quản trị DN, hướng tới chuẩn mực toàn cầu, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình... để nâng cao sức cạnh tranh, đứng vững trên thương trường.

Ông Nguyễn Thu Phong, Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP HCM:

Chìa khóa giúp DN phát triển

img

Việc thực hiện đầy đủ trách nhiệm đối với xã hội, cộng đồng cũng là chìa khóa giúp DN phát triển vững mạnh và tạo được uy tín thương hiệu. Việc thực hiện trách nhiệm gián tiếp là nghĩa vụ thuế, góp phần vào tăng trưởng GDP chung của cả nước và trách nhiệm trực tiếp trong việc chăm lo đời sống người lao động, bảo đảm môi trường làm việc tốt cho người lao động, trách nhiệm đối với khách hàng, trách nhiệm bảo vệ môi trường... Những điều này tưởng chừng đơn giản nhưng không dễ thực hiện đối với nhiều DN Việt và tùy thuộc rất nhiều vào văn hóa DN, định hướng kinh doanh... Song song đó là trách nhiệm đối với khách hàng
                                                             T.Nhân-P.Nhung ghi
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo