Phóng viên: TP HCM và 20 tỉnh, thành Đông - Tây Nam Bộ đã ký kết chương trình hợp tác thương mại, nay lại tổ chức thêm chương trình này thì liệu có chồng chéo?
Đây là chương trình nhánh của chương trình hợp tác thương mại giữa TP HCM và 20 tỉnh, thành Đông - Tây Nam Bộ giai đoạn 2011-2015 nhằm phát huy kết quả của chương trình hợp tác thương mại giữa các địa phương.
Gọi là chương trình kết nối hàng hóa giữa TP HCM với các tỉnh, thành Đông - Tây Nam Bộ, vậy sự kết nối này được thực hiện ra sao, thưa bà?
Rút kinh nghiệm từ năm 2012, các DN khi đến tham dự chương trình mới gặp gỡ, trao đổi và tìm hiểu thông tin, năm nay, các Sở Công Thương gửi danh sách DN tham gia trước 10 ngày. Ban tổ chức đã tổng hợp danh sách DN tham gia, số điện thoại liên lạc của giám đốc DN, sản phẩm của DN và chuyển tất cả danh sách này đến các hệ thống phân phối. Bước đầu, các hệ thống phân phối đã tìm hiểu, nghiên cứu và chọn những mặt hàng có khả năng tiêu thụ được trong hệ thống. Sáng 7-11, tại Hội trường Đông Hồ (quận 10, TP HCM), nhà phân phối chỉ việc xem xét, kiểm tra trực tiếp các mặt hàng này trước khi ký kết các hợp đồng hợp tác. Tính đến ngày 6-11, đã có gần 80 mặt hàng của DN các địa phương được các nhà phân phối chọn lựa.
Thực tiễn cho thấy đưa hàng vào siêu thị và trụ được là một quãng đường rất dài. Sau chương trình này, ban tổ chức có giải pháp gì để hỗ trợ DN bán hàng vào siêu thị?
- Hội nghị kết nối chỉ là bước đầu, bước quan trọng kế tiếp là làm sao hàng hóa của DN tồn tại và phát triển được ở kênh phân phối hiện đại. Vì vậy, sau hội nghị kết nối, Sở Công Thương TP HCM cùng các địa phương sẽ tiếp tục triển khai những chương trình hành động, xúc tiến giao lưu thương mại và hỗ trợ tối đa để DN đưa hàng hóa vào hệ thống phân phối. Ngoài ra, các hệ thống phân phối TP HCM luôn hướng dẫn, hỗ trợ DN quảng bá sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã. Bằng chứng là qua chương trình kết nối năm 2012, một số DN đã phát triển rất tốt kênh phân phối siêu thị như kẹo dừa Bến Tre, bột gạo Bích Chi, rượu Hồng Sen Tửu (Đồng Tháp)...
Sắp tới, Sở Công Thương TP HCM sẽ phối hợp với Liên hiệp HTX Thương mại TP - Saigon Co.op tổ chức thí điểm hội thảo về các điều kiện giúp hàng Việt tồn tại và phát triển ở hệ thống phân phối hiện đại.
Đi vào chiều sâu Nhận thấy rõ hiệu quả của chương trình, TP HCM và các tỉnh liên kết chặt chẽ để đưa chương trình đi vào chiều sâu. Không chỉ TP HCM mà các tỉnh sẽ luân phiên tổ chức chương trình kết nối cung cầu hàng hóa. Bên cạnh đó, để chương trình phát triển, Sở Công Thương các tỉnh đã tạo điều kiện cho hệ thống phân phối TP HCM phát triển tại các tỉnh. Ngược lại, hệ thống phân phối về tỉnh ưu tiên thu mua sản phẩm của tỉnh đó, thực hiện bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu ở siêu thị tại tỉnh đó và tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương. |
Bình luận (0)