xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giá xăng cao vì thuế

Phương Nhung - Tô Hà

Tiền thuế chiếm tới 38% giá thành mặt hàng xăng bán lẻ song Bộ Tài chính cho rằng đó là khoản thu của nhà nước, khi thay đổi thuế phải đánh giá rất kỹ các tác động liên quan

Giá các mặt hàng xăng dầu đã đồng loạt tăng mạnh từ 20 giờ ngày 7-7. Trong đó, xăng RON 92 tăng 410 đồng/lít, thiết lập kỷ lục giá mới cho mặt hàng này lên mức 25.640 đồng/lít ở vùng 1 và 26.150 đồng/lít ở vùng 2. Theo tính toán, chi phí thuế chiếm tới 38% giá thành bán lẻ mặt hàng xăng.

Thuế cao ngất ngưởng

Ông Trần Ngọc Năm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), cho biết thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng xăng dầu hiện được áp ở mức khá cao. Cụ thể: xăng RON 92 là 18%, dầu diesel 14%, dầu hỏa 16%, dầu ma dút 15%. Riêng xăng RON 92 chịu thêm 10% thuế tiêu thụ đặc biệt.

Ngoài ra, thuế bảo vệ môi trường được áp với mức cụ thể cho các mặt hàng như sau: xăng RON 92 chịu mức 1.000 đồng/lít, dầu diesel 500 đồng/lít, dầu hỏa và dầu ma dút 300 đồng/lít. Như vậy, nếu tính thêm 10% thuế GTGT thì riêng xăng RON 92 phải chịu đến 38% các loại thuế. Tổng tiền thuế, phí tương ứng mỗi lít xăng là 10.743 đồng.

Chi phí thuế chiếm đến 38% giá thành xăng bán lẻ. Trong ảnh: Một trạm xăng của Petrolimex ở quận 1, TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH
Chi phí thuế chiếm đến 38% giá thành xăng bán lẻ. Trong ảnh: Một trạm xăng của Petrolimex ở quận 1, TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH

Chuyên gia kinh tế - TS Ngô Trí Long đánh giá mức áp thuế như trên là cao “ngất ngưởng”. Theo ông, nền kinh tế đang gặp khó khăn thì cơ chế điều hành phải san sẻ giữa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp (DN) và người dân. “Phải giảm thuế đi! Thu thuế cao để tăng nguồn thu ngân sách thì người dân phải gánh, trong khi chi tiêu của Chính phủ còn có những chỗ chưa rõ ràng thì có hợp lý không?” - ông Long đặt vấn đề.

Trong khi đó, trả lời phóng viên Báo Người Lao Động về việc tăng giá xăng dầu ngày 7-7 trước sức ép thu thuế để bảo đảm nguồn thu ngân sách, tại cuộc họp báo thường kỳ quý II/2014 của Bộ Tài chính chiều 8-7, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính, khẳng định: “Việc điều chỉnh hoàn toàn phù hợp với quy định của Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu, không nặng thu thuế”. Theo ông Tuấn, thuế là khoản thu của nhà nước nên cần đánh giá rất kỹ các tác động liên quan nếu thay đổi thuế trước khi điều hành.

Tăng thêm gánh nặng

Về yếu tố lạm phát ảnh hưởng bởi tăng giá xăng, Cục trưởng Nguyễn Anh Tuấn khẳng định trong việc điều hành đã đánh giá lạm phát, xem xét thấy diễn biến tốt và điều hành giá theo mức độ thị trường, có kiềm chế bằng sử dụng quỹ bình ổn giá.

Xăng tăng giá 5 lần từ đầu năm đến nay, mỗi lần đều đánh giá tác động. Chính vì vậy, khi điều hành đều kết hợp hài hòa sử dụng quỹ và điều chỉnh giá để không gây sốc. Do vậy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 6 tháng qua ở mức độ kỳ vọng với 1,36% là thấp trong hơn 10 năm nay” - ông Tuấn nói. Theo ông, nếu lần này Bộ Tài chính không sử dụng quỹ bình ổn giá 500 đồng/lít thì mức điều chỉnh thực tế đối với xăng RON 92 phải là 918 đồng/lít.

Tuy nhiên, TS Ngô Trí Long đặt vấn đề dù tăng giá xăng dầu không có gì bất hợp lý nếu soi chiếu với diễn biến giá thế giới nhưng tăng cao và tăng liên tiếp trong bối cảnh nền kinh tế đang rất khó khăn thì liệu có nên?

Ông Long cho rằng 2 đợt tăng giá gần đây (ngày 23-6 với mức 330 đồng/lít xăng RON 92 và ngày 7-7 với mức 410 đồng/lít) chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến CPI tháng 7 bởi xăng dầu là nguyên liệu đầu vào của rất nhiều ngành. “Đừng nên vì CPI đang thấp mà “nhấn ga” tăng giá xăng. Phải quan tâm đến đời sống người dân và DN, nhất là trong bối cảnh sức mua trì trệ, DN khó khăn chồng chất như hiện nay” - ông nói.

Theo ông Đỗ Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, với tần suất tăng giá xăng dầu gần nhau như thời gian qua, DN vận tải gặp rất nhiều khó khăn nếu không tăng cước. “Nhiều DN đã đến ngưỡng lỗ trong đợt tăng giá lần này. Tuy nhiên, ngành vận tải hiện chủ yếu kinh doanh manh mún, nhỏ lẻ, cạnh tranh về giá nên không phải cứ xăng tăng là giá cước lại tăng được. Do đó, áp lực về giá xăng rất căng thẳng” - ông băn khoăn.

Nên xem lại lợi nhuận định mức

Theo TS Ngô Trí Long, nên xem xét lại lợi nhuận định mức 300 đồng/lít đối với DN. Nếu cứ duy trì mức này bất kể giá thế giới tăng, người dân phải mua xăng với giá kỷ lục (25.640 đồng/lít đối với xăng RON 92 ở vùng 1 và trên 26.000 đồng/lít đối với cả xăng RON 92, RON 95 ở vùng 2) thì chưa ổn.

“Cần điều chỉnh lại lợi nhuận định mức dựa trên các nghiên cứu dự báo giá. Đồng thời, DN cũng cần san sẻ gánh nặng quỹ bình ổn giá chứ không nên đặt cả lên vai người tiêu dùng” - ông Long nhìn nhận.

 

Bám sát Nghị định 84

Trả lời câu hỏi của báo chí về việc mỗi lần xin tăng giá xăng dầu, DN báo lỗ nhưng cuối năm lại lãi to khiến người tiêu dùng nghi ngờ, ông Nguyễn Anh Tuấn khẳng định: “Điều hành giá hoàn toàn bám sát Nghị định 84. Khi DN gửi thông báo giá thì không báo lãi hay lỗ mà chỉ báo mức chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán lẻ. Áp dụng Nghị định 84 thì hoàn toàn có quyền điều chỉnh theo chênh lệch với tần suất 10 ngày trong chu kỳ tính giá 30 ngày, còn lỗ - lãi phải có quyết toán về sau”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo