xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giằng co nợ xấu

THY THƠ

Ngân hàng muốn bán nợ xấu cho VAMC nhưng cũng muốn mua tài sản của khách hàng để cấn trừ nợ rồi chờ cơ hội bán lại, dẫn đến nợ xấu rơi vào thế giằng co

Dữ liệu của Ngân hàng (NH) Nhà nước cho thấy đến thời điểm này, tỉ lệ nợ xấu của các NH vượt mức 4%. Trước đó, nhiều NH cũng công bố tỉ lệ nợ xấu từ 2%-5%. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng nếu đưa hàng trăm ngàn tỉ đồng đã cho vay theo đúng nhóm nợ thì tỉ lệ nợ xấu là rất cao.

Làm liều

Lãnh đạo một NH lớn tại TP HCM cho biết nợ xấu mà NH này công bố là 2% song nếu rà soát, sắp xếp lại theo đúng quy định thì tỉ lệ nợ xấu phải từ 11%-12%, tương đương 10.000 tỉ đồng, thậm chí có chi nhánh dư nợ cho vay là 4.500 tỉ đồng nhưng nợ xấu lên tới 2.500 tỉ đồng.

Thông tư 09/2014/TT-NHNN về các vấn đến liên quan đến phân loại nợ, cho phép NH được khoanh nợ, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. Việc cơ cấu lại nợ chỉ được thực hiện một lần và đến hết năm 2015 phải chấm dứt. Thế nhưng, nhiều NH cho biết có đến 90% khách hàng có nợ xấu được đánh giá không còn khả năng phục hồi “sức khỏe”, từ đó hầu hết không đủ điều kiện để NH cơ cấu lại nợ.

Theo Ngân hàng Nhà nước, tỉ lệ nợ xấu của các ngân hàng đang vượt mức 4% Ảnh: TẤN THẠNH
Theo Ngân hàng Nhà nước, tỉ lệ nợ xấu của các ngân hàng đang vượt mức 4% Ảnh: TẤN THẠNH

Trước tình hình trên, một số NH đã làm liều bằng cách gia hạn thêm cho khách hàng 3-5 năm nữa mới đến hạn trả nợ để không phải chuyển nhóm nợ, trích lập thêm dự phòng rủi ro, đặc biệt là NH chưa phải trả lại số tiền đã dự thu từ các khoản cho vay. Ví dụ, nhiều năm trước NH cho vay 1.000 tỉ đồng, dự thu lợi nhuận 100 tỉ đồng. Với số dự thu này, NH thường trích từ các quỹ dự trữ của mình 100 tỉ đồng để trang trải chi phí hoạt động. Đến nay, khách hàng không trả được vốn lẫn lãi, NH muốn chuyển nhóm nợ phải trả lại 100 tỉ đồng cho quỹ dự trữ. Điều này phần nào lý giải vì sao các NH không muốn chuyển nhóm nợ, tập trung xử lý theo hướng mua lại tài sản bảo đảm của khách hàng để cấn trừ nợ, hoặc bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).

Thực tế cho thấy tùy theo tỉ lệ nợ xấu của từng NH, VAMC sẽ chỉ định mỗi NH phải bán nợ xấu với số tiền nhất định, chọn lựa khoản nợ nào có tài sản “ngon ăn”  rồi mua với giá ngang bằng số tiền mà NH đã cho khách hàng vay. Như thế, NH đã xóa được một khoản nợ xấu trên sổ sách và không thu được tiền lãi. Trong khi đó, các NH cũng tính đến phương án mua lại các tài sản có tính thanh khoản cao để chờ cơ hội bán lại vừa thu được vốn lẫn lãi. Vì thế, thị trường xuất hiện tình trạng nợ xấu NH không muốn bán thì VAMC lại muốn mua và ngược lại.

Chọn lọc tài sản bảo đảm

Để nhanh chóng xử lý nợ xấu, các NH thường chọn mua tài sản bảo đảm là bất động sản có vị trí tốt để cấn trừ nợ. Tuy nhiên, giải pháp này lại vấp phải rào cản NH chỉ được mua sắm tài sản cố định không quá 50% vốn điều lệ; NH phải chứng minh mục đích mua sắm tài sản mới thực hiện các thủ tục pháp lý, sang tên chủ quyền tài sản. Do đó, để lách quy định mua sắm tài sản, NH phải lập dự án đầu tư hoặc phải nhờ các tổ chức, cá nhân đứng tên chủ sở hữu nếu không nợ xấu rất khó giải quyết.

Một số NH cũng tính đến phương án mua cổ phần của DN để cấn trừ nợ. Nhiều ý kiến cho rằng giải pháp này chỉ áp dụng đối với những NH có các công ty “sân sau” am hiểu lĩnh vực kinh doanh của con nợ. Ví dụ, một NH muốn cấn trừ nợ cho DN thủy sản qua việc mua cổ phần thì NH đó phải có DN thân quen chuyên về ngành thủy sản và giao việc quản lý, phục hồi sản xuất kinh doanh cho người nhà may ra mới thành công.

Theo các NH, tuy VAMC đã mua hơn 50.000 tỉ đồng nợ xấu nhưng không phải nợ xấu nào mà NH chào bán cũng được chấp nhận. Điều này cũng dễ hiểu vì nếu VAMC mua nợ xấu của NH với tài sản bảo đảm là đất nông nghiệp thì sẽ không biết bán lại cho ai. Sau khi mua nợ xấu của NH, VAMC trở thành chủ nợ và để thu hồi nợ, tổ chức này phải mất nhiều năm mới khởi kiện con nợ thành công hoặc phải thương lượng với con nợ để mua đứt tài sản bảo đảm, sang tên chủ quyền rồi mới bán được cho người khác. Câu hỏi đặt ra: Tiền đâu? 

Cần tăng tiền cho VAMC

Theo TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Chính sách tiền tệ quốc gia, ngay cả khi VAMC mua nợ xấu của các NH thì vẫn không đủ quyền lực về chủ quyền đối với tài sản đó. Trong khi các nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng mua số nợ đó nhưng VAMC không thể trong 1 tuần xác nhận chủ quyền cho bên mua.

Nhiều chuyên gia kinh tế đề xuất Chính phủ tăng thêm nguồn lực tài chính cho VAMC. Tiền có thể trích từ 100.000 tỉ đồng của Công ty Quản lý vốn nhà nước (SCIC) mà Thủ tướng Chính phủ có quyền quyết định, không phải thông qua Quốc hội.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo