xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hàng nông sản đua nhau giảm giá

Bài và ảnh: LONG GIANG

Giá trái cây giảm là do đang vào mùa, một phần do xuất bán sang Trung Quốc đang gặp khó khăn

Giá nhiều loại trái cây ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ gần đây đua nhau giảm giá khá mạnh. Trong đó có không ít loại trái cây bán dưới giá thành, giá bán không đủ trả tiền nhân công thu hoạch. Trái cây quá lứa treo đầy trên cây, nhà vườn không mặn mà đến việc thu hoạch. Không chỉ có mặt hàng trái cây mà các mặt hàng nông sản khác như điều, cao su cũng rớt giá.

Giá bán không đủ trả tiền nhân công

Giá sầu riêng Ri 6 được thương lái mua vào khoảng 20.000 đồng/kg, giảm 7.000 đồng so với trước đây một tuần. Nhiều vườn sầu riêng ở Đồng Nai, cho biết cho dù giá giảm mạnh nhưng cũng khó bán.

Tương tự, mặt hàng chôm chôm Thái bán tại vườn hiện chỉ còn 14.000-15.000 đồng/kg, giảm cả chục ngàn đồng so với cùng kỳ năm ngoái, còn chôm chôm thường giảm còn 5.000 đồng/kg. Các loại trái cây khác như mít, ổi, chanh cũng giảm giá mạnh. Chanh thường trước đây gần 20.000 đồng/kg, nay giảm còn 10.000 đồng/kg, còn chanh không hạt từ 40.000 giảm còn 23.000 đồng/kg.

Tại Bình Thuận, nhiều nhà vườn thanh long đang “méo mặt” vì giá giảm thê thảm. Thanh long ruột đỏ cách nay 2 tháng ở mức 80.000-90.000 đồng/kg, hiện chỉ còn 8.000-10.000 đồng/kg. Thanh long ruột trắng cũng rơi vào tình trạng tương tự, từ 15.000-25.000 đồng/kg, tùy loại nay giảm còn 3.000-6.000 đồng/kg.

Các chủ vườn thanh long ở Bình Thuận cho biết chưa có năm nào giá thanh long giảm thê thảm như năm nay, mới đây giá đang đứng ở mức 7.000-8.000 đồng/kg, chỉ sau một tuần giảm xuống còn 2.000-3.000 đồng/kg. Với mức giá này người trồng lỗ nặng vì không đủ chi phí tiền điện, vật tư nông nghiệp.

Nhiều loại trái cây ở đồng bằng sông Cửu Long đang giảm giá mạnh
Nhiều loại trái cây ở đồng bằng sông Cửu Long đang giảm giá mạnh

Tương tự, mặt hàng xoài cũng rớt giá thê thảm. Trong đó có loại xoài ba mùa ở khu vực miền Đông Nam Bộ, thời điểm tháng 3, tháng 4, giá từ 19.000-21.000 đồng/kg, nay giảm mạnh còn 2.000-3.000 đồng/kg, thậm chí thương lái còn ép giá xuống còn 1.000 đồng/kg.

Với mức giá trên không đủ chi phí trả cho nhân công hái trái, chưa kể phân bón, tưới tiêu, công chăm sóc. Cho dù giá xoài giảm mạnh nhưng cũng không có người mua, nhiều chủ vườn tiếc của hái và thuê xe chở ra các tuyến đường quốc lộ đổ đống bán với giá rẻ.

Khó khăn

Các doanh nghiệp chuyên thu mua trái cây xuất khẩu cho rằng giá thanh long giảm mạnh là do đang vào vụ thu hoạch, sản lượng tăng. Mặt khác, có hơn 70% lượng thanh long xuất đi Trung Quốc, nhưng thời gian gần đây thị trường này hạn chế nhập.

Thông tin từ Hiệp hội Thanh long Bình Thuận cho thấy hoạt động buôn bán tiểu ngạch giữa Việt Nam và Trung Quốc gần đây không còn sôi động như hồi đầu năm. Còn theo một giám đốc chuyên xuất khẩu thanh long đi Trung Quốc, trước đây công ty xuất bán cho cả chục doanh nghiệp Trung Quốc có văn phòng tại TP HCM và một số địa phương khác nhưng hiện tại họ không còn ở Việt Nam nữa. Do đó doanh nghiệp phải giảm lượng hàng để tránh rủi ro.

HTX chuyên mua bán trái cây ở Thống Nhất, Đồng Nai, cho biết xoài, thanh long, sầu riêng là những loại xuất đi Trung Quốc nhiều nhất, nhưng gần một tháng nay thị trường này nhập rất ít khiến giá giảm mạnh. Các thương lái chuyên mua sầu riêng xuất đi Trung Quốc tại Tiền Giang, cho biết cũng đã ngưng làm hàng đi Trung Quốc do không ổn định.

Khoai lang tím được trồng ở Vĩnh Long, Đồng Tháp cũng đang giảm giá mạnh, từ 800.000-860.000 còn 300.000 đồng/tạ. Những người trồng khoai lang này cho biết sở dĩ giá giảm mạnh là do thương lái tung tin đồn cửa khẩu bị đóng. Dừa ở Bến Tre cũng lao đao theo, giá hiện giảm đến 30% so với tháng 4 vừa qua.

Mặt hàng cao su hiện cũng đang gặp khó khăn tại thị trường Trung Quốc. Gần đây Trung Quốc nhập mặt hàng cao su của Việt Nam giảm mạnh đến 40% so với cùng kỳ, kéo theo giá cao su giảm gần 60 USD/tấn. Hiệp hội Lương thực Việt Nam cũng đang lo ngại áp lực giảm giá mặt hàng gạo do phía Trung Quốc giảm sức mua.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo