xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kiều hối - dịch vụ hấp dẫn các công ty và tổ chức tín dụng

Theo VietnamNet

Kiều hối không chỉ mang lại giá trị đối với nền kinh tế, mà còn là cơ hội để các ngân hàng và công ty gia tăng lợi nhuận bên cạnh các dịch vụ ngân hàng truyền thống. Cuộc chạy đua giữa các đơn vị kiều hối đang khởi động.

Mặc dù không bằng các nước Malaysia hay Indonesia, nhưng với giá trị 2,6 tỷ USD năm ngoái và dự đoán 3 tỷ USD năm nay, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam thực sự là cơ hội kinh doanh của các thành phần kinh tế. Và mặc dù với tỷ lệ hoa hồng đang giảm dần, nhưng số lượng các công ty kinh doanh dịch vụ này lại gia tăng theo hướng ngày càng đa dạng.

Dịch vụ kiều hối - cơ hội không của riêng ai

Từ nhiều năm nay, Chính phủ đã có chủ trương thu hút kiều hối, nên đã bãi bỏ nhiều qui định về thuế cũng như ngoại tệ đối với người nhận và người gửi. Theo đó, người nhận không phải chịu thuế thu nhập cá nhân hoặc bắt buộc phải bán ngoại tệ cho ngân hàng như trước đây. Chính chính sách thông thoáng này của Chính phủ đã hạn chế việc chuyển tiền "ngoài luồng", tức không thông qua kênh chính thức. Bên cạnh đó, sự tham gia đúng luật của nhiều thành phần kinh tế vào dịch vụ kiều hối đã giúp nhà nước quản lý và kiểm soát lượng ngoại tệ quốc gia, đồng thời có thêm một nguồn thu, trong khi với chính sách cũ nguồn ngân sách này dễ dàng bị tứ tán theo kênh "ngoài luồng".

Theo Vụ Quản lý Ngoại hối thuộc Ngân hàng Nhà nước, hiện nay trên cả nước có khoảng 50-60 công ty kinh doanh dịch vụ kiều hối, tức nhận chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam theo con đường quà biếu. Nếu tính cả các ngân hàng và tổ chức tín dụng thì số đơn vị tham gia phải lên đến hàng trăm.

Nhờ tính chất thuận lợi của hoạt động kiều hối, nên không chỉ có các công ty và tổ chức tài chính, mà rất nhiều cá nhân và tổ chức kinh tế cũng tham gia vào lĩnh vực này. Từ các công ty du lịch, DN tư nhân, công ty xuất nhập khẩu, trung tâm thương mại, khách sạn... cho đến các cửa hàng kinh doanh, tiệm vàng, hiệu sách, các kiốt, điểm dịch vụ vi tính - tin học, và ngay cả những cá nhân là bà con của nhân viên đang làm việc cho công ty kiều hối... cũng đều không bỏ qua cơ hội kinh doanh được xem là không tốn nhiều chi phí đầu tư này. Hình thức kinh doanh của hầu hết trong số họ là làm đại lý hoặc điểm chi trả kiều hối cho các ngân hàng, các công ty kiều hối được cấp phép.

Bắt đầu cuộc đua bằng phát triển kênh tiếp nhận và kênh chi trả

TP.HCM là khu vực có lượng kiều hối "chảy" về nhiều nhất và Công ty Kiều hối Đông Á (thuộc Ngân hàng Đông Á) là một trong những kênh chính cho dòng chảy đó. Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm, thành phố đã tiếp nhận trên 900 triệu USD kiều hối, tăng 11% so với cùng kỳ; trong đó Công ty Kiều hối Đông Á chiếm trên 60%. Sở dĩ lượng kiều hối "chảy" qua đây nhiều, là nhờ DN này có kênh chi trả nhiều hơn các ngân hàng khác trên địa bàn. Nếu năm 1992, khi bắt đầu kinh doanh kiều hối, Công ty mới chi trả khoảng 6 triệu USD kiều hối, thì năm 1999 đã lên 100 triệu USD. Đến năm 2003, lượng kiều hối tăng gấp 5 lần ở công ty này, và dự kiến năm 2004 sẽ tăng gấp 6 lần so với năm 1999.

Phát triển nguồn kiều hối cũng như điểm chi trả không phải là kế hoạch riêng của Công ty Đông Á. Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam vừa qua cho biết, ngân hàng liên kết với ngân hàng Đài Loan Metrobank để bắt đầu khai thác lượng kiều hối chuyển từ vùng lãnh thổ này về Việt Nam. Nhằm thu hút lượng khách hàng ở đây, Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam cũng cho biết, sẽ tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất và nhanh nhất cho người nhận có hay không có tài khoản cá nhân trong hệ thống của ngân hàng nhà nước này.

Trong khi đó, Ngân hàng Công thương Việt Nam có kế hoạch tổ chức một đợt khảo sát thị trường kiều hối ở nước ngoài trong tháng 8. "Cuộc khảo sát này nhằm thực hiện kế hoạch phát triển mạnh hơn hoạt động kiều hối của ngân hàng trong thời gian tới, một lĩnh vực luôn được chúng tôi đánh giá là rất tiềm năng và hiệu quả cao", bà Nguyễn Thị Kim Điệp, Phó Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM phát biểu. "Để phát triển hoạt động này, cần phải đẩy mạnh kênh tiếp nhận kiều hối ở nước ngoài và kênh chi trả trong nước. Nếu làm được như vậy, ngân hàng sẽ phát triển nhanh và tốt kênh kiều hối", bà Điệp tâm sự.

Tăng sức cạnh tranh bằng phí dịch vụ

Theo ông Nguyễn Tuyên, Phó Giám đốc Công ty Thương mại Eden, Công ty Eden cũng có kế hoạch phát triển mạng lưới chi trả kiều hối, vì ông biết rằng, chỉ có phát triển hệ thống này mới tạo cho công ty lợi thế trước các công ty kiều hối khác và ngân hàng. Eden là một trong bốn đại diện chính thức của Western Union - công ty toàn cầu về kiều hối, đang phát triển khá mạnh hoạt động kiều hối tại Việt Nam. Ông Tuyên, cũng là Giám đốc điều hành Western Union tại Việt Nam, cho biết, công ty đặt mục tiêu phát triển 1.000 điểm chi trả kiều hối đến năm 2005.

Các điểm chi trả kiều hối của Eden đang phát triển với tốc độ khá mạnh. Nếu năm 2000, Công ty chỉ có 37 điểm chi trả, thì nay con số này đã tăng lên gần 700 ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Ông Tuyên nói rằng, số địa điểm này là cần thiết so với tốc độ phát triển kiều hối hiện nay ở Việt Nam, nhưng so với một số nước trong khu vực thì hệ thống chi trả này của Western Union còn rất thấp (chỉ bằng 1/6 ở Philippine).

Kiều hối đang thực sự là dịch vụ hấp dẫn đối với các công ty và tổ chức tín dụng. Sự ra đời của các đơn vị kiều hối cũng như sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống chi trả đang tạo ra cuộc một cạnh tranh. Cạnh tranh đó là phí dịch vụ kiều hối. Các ngân hàng và công ty kinh doanh kiều hối cho biết, phí dịch vụ hiện đang là công cụ để họ chạy đua lẫn nhau, bên cạnh yếu tố hệ thống kênh chi trả vốn quyết định phần lớn sự thành công của họ. Phí dịch vụ đã giảm và sẽ tiếp tục giảm; từ mức phí 3-4%, trong vài năm nay giảm xuống còn 1-2%. Nhưng tỷ lệ hoa hồng này chưa dừng tại đây, có đơn vị đã giảm xuống 0,5-0,8% thậm chí xuống còn 0,2-0,3%, nhằm cạnh tranh thu hút các công ty kiều hối nước ngoài - những công ty đóng vai trò của nhà cung cấp dịch vụ đầu vào. Mức giảm của dịch vụ phí còn do sự cạnh tranh của các nhà cung cấp nước ngoài, vì họ cũng muốn thu hút khách hàng là những người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo