xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi

Dương Ngọc

Mức tăng GDP của Việt Nam 6 tháng đầu năm cao nhất trong 5 năm qua song vẫn còn đối mặt nhiều rủi ro

Nhận định trên được các chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) nêu ra tại cuộc họp công bố báo cáo đánh giá toàn diện hoạt động kinh tế của quốc gia trong 6 tháng đầu năm 2015, tổ chức tại Hà Nội ngày 20-7.

Kinh tế tăng trưởng tích cực

Ông Sebartian Eckardt, chuyên gia kinh tế cao cấp của WB tại Việt Nam, nhấn mạnh kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi với mức tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước đạt 6,28% trong nửa đầu năm 2015. Đây là mức tăng cao nhất trong 5 năm qua. WB cho rằng sự phục hồi này chủ yếu nhờ vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và xây dựng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ cũng tăng mạnh.

Báo cáo của WB đã chỉ ra triển vọng trong trung hạn của Việt Nam nhìn chung tích cực song còn tùy thuộc vào nhiều rủi ro. Tăng trưởng kinh tế dự báo ở mức trên dưới 6% nhờ cầu trong nước tiếp tục phục hồi, đầu tư và tiêu dùng cá nhân tiếp tục cải thiện. Tuy nhiên, quá trình phục hồi kinh tế vẫn chưa đồng đều.

Kim ngạch xuất khẩu trong lĩnh vực nông nghiệp những tháng đầu năm giảm mạnh. Trong ảnh: Thu hoạch cá tra ở ĐBSCL Ảnh: Ngọc Trinh
Kim ngạch xuất khẩu trong lĩnh vực nông nghiệp những tháng đầu năm giảm mạnh. Trong ảnh: Thu hoạch cá tra ở ĐBSCL Ảnh: Ngọc Trinh

Ông Sebartian Eckardt nhận định: “Lạm phát thấp đã tạo điều kiện để Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đưa ra chính sách tiền tệ hợp lý nhằm hỗ trợ các hoạt động kinh tế, đồng thời điều chỉnh tỉ giá bảo đảm tính cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, thâm hụt thương mại của Việt Nam ước tính hơn 3 tỉ USD trong 5 tháng đầu năm 2015. Tình trạng này phản ánh đà xuất khẩu suy giảm do xuất khẩu dầu thô, gạo, cà phê, cao su giảm mạnh cả về giá và lượng. Bên cạnh đó, nhập khẩu lại tăng, đặc biệt là các mặt hàng máy móc, thiết bị và đầu vào cho sản xuất”.

Vẫn phải cẩn trọng với nợ công

Báo cáo của WB cho biết nợ công của Việt Nam tăng nhanh trong những năm gần đây. Tính đến cuối năm 2014, tổng dư nợ công của Việt Nam khoảng 2.347 ngàn tỉ đồng (khoảng 110 tỉ USD). Tỉ trọng nợ công so với GDP tăng nhanh từ 50% năm 2011 lên 59,6% năm 2014. Trong đó, 79,6% là nợ Chính phủ, 19% là nợ được Chính phủ bảo lãnh và khoảng 1,4% là nợ của chính quyền địa phương. Bộ Tài chính dự báo tổng dư nợ công có thể đạt mức đỉnh điểm gần 65% GDP vào năm 2017. Sau đó, tỉ lệ nợ công/GDP sẽ giảm dần do thắt chặt tài khóa.

Trả lời câu hỏi của báo chí, ông Sandeep Mahajan, chuyên gia Kinh tế trưởng của WB Việt Nam, cho rằng dù nợ công của Việt Nam ở mức cao nhưng Việt Nam không có mối quan hệ tương quan với Hy Lạp nên sẽ không xảy ra hậu quả như Hy Lạp đang phải gánh. Hy Lạp gắn với đồng tiền chung châu Âu trong khi Việt Nam có đồng tiền tệ riêng và linh hoạt để điều chỉnh tỉ giá hối đoái mà Hy Lạp không có.

Khủng hoảng ở Hy Lạp là do nợ công của nước này tăng mạnh, tài khoản của chính phủ không bền vững, GDP suy giảm. Đó là những nhân tố quan trọng dẫn đến việc vỡ nợ. Việt Nam đã thực hiện những chính sách kích cầu kinh tế mạnh hơn mà Hy Lạp không làm được.

Tuy nhiên, Giám đốc WB tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa, vẫn khuyến cáo cần cẩn trọng. “Để tránh tình huống xấu xảy ra, lời khuyên của chúng tôi là Việt Nam cần phải có dữ liệu kinh tế tốt. Số liệu đầy đủ và số liệu tốt là nền tảng để bảo đảm sự bền vững cho nền kinh tế. Qua nghiên cứu tình hình Hy Lạp, tôi thấy rằng độ tuổi về hưu ở Hy Lạp là một phần áp lực với ngân sách.

Việt Nam cũng trải qua những tình huống tương tự ở độ tuổi về hưu nên cần phải bảo đảm chắc chắn một quỹ hưu trí bền vững. Ngoài ra, cần phải theo dõi tình hình ngân sách tài khóa, nếu không kiểm soát tốt sẽ trở thành một gánh nặng trong tương lai”  - bà Kwakwa nói.

Chứng khoán Trung Quốc không tác động nhiều

Trả lời câu hỏi về cú sốc mạnh của thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ ảnh hưởng thế nào đến tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2015, ông Sandeep Mahajan cho rằng chứng khoán Trung Quốc tụt dốc chỉ là xu hướng ngắn hạn. Nhìn chung, sự biến động trên thị trường chứng khoán ở Trung Quốc vừa qua tác động hạn chế với Việt Nam. Mức độ mở của chứng khoán Trung Quốc sang Việt Nam chưa cao nên tác động không trực tiếp.

 

Cơ cấu lao động chuyển dịch mạnh

Chuyên gia kinh tế cao cấp của WB tại Việt Nam, ông Gabriel Demombynes, cho biết bức tranh việc làm tại Việt Nam đã có sự chuyển đổi mạnh mẽ. Trước đây, cơ cấu việc làm tại Việt Nam chủ yếu là nông nghiệp gia đình, việc làm trong các HTX và doanh nghiệp nhà nước nhưng đến nay đã có sự dịch chuyển sang các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ, doanh nghiệp tư nhân trong nước và nước ngoài.

Tỉ trọng lao động làm việc chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp đã giảm đều với gần 800.000 lao động dịch chuyển ra khỏi ngành này hằng năm. Những lao động này chuyển sang hộ kinh doanh phi nông nghiệp và làm công ăn lương.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo