xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Liên kết 5 nhà

Nguyễn Minh Hải (Thủ Đức - TPHCM)

Sự liên kết giữa 5 nhà phải đặt nhà nông vào vị trí trung tâm và người trồng lúa phải là hạt nhân của trung tâm đó

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải từng nêu chuyện hợp tác chặt chẽ giữa 5 nhà: Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà băng (ngân hàng) và nhà nông.

Trong đó, 4 nhà còn lại phải tích cực giúp đỡ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho nhà nông thì nông nghiệp mới phát triển, từ đó thúc đẩy nền kinh tế đi lên.

Nhìn hẹp hơn, người trồng lúa là một bộ phận chiếm số lượng lớn trong nông dân và có vai trò cực kỳ quan trọng trong vấn đề an ninh lương thực, vì vậy họ càng cần được quan tâm, giúp đỡ nhiều hơn nữa.


Nhà nước phải chủ động hơn


Với vai trò quản lý, điều hành, định hướng của mình, Nhà nước - cụ thể là các cơ quan quản lý về nông nghiệp (bộ, sở, phòng...) - cần chủ động hơn nữa trong việc hoạch định các chính sách, mục tiêu về nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng ở địa bàn mình phụ trách.

Chẳng hạn, Bộ NN-PTNT cần có chiến lược sản xuất lúa gạo trong từng giai đoạn cụ thể; với nhu cầu đó (cho tiêu dùng, để bảo đảm an ninh lương thực, để xuất khẩu...) thì cần đề ra những mục tiêu cụ thể ra sao; khảo sát tình hình thổ nhưỡng, sự biến đổi của khí hậu, sự chuyển hóa mục đích sử dụng đất... như thế nào để có kế hoạch sản xuất cho phù hợp; xác định lượng gạo sử dụng trong nước, lượng gạo xuất khẩu để có biện pháp dự trữ kịp thời, hợp lý...

Tương tự như vậy, các sở của từng tỉnh - thành cũng phải tính toán xem trong những năm tới khả năng sản xuất lúa gạo của địa phương mình là bao nhiêu, vùng nào có thể trồng lúa và nên trồng loại lúa gì cho năng suất cao, có hiệu quả kinh tế lớn...

Nhà nước cũng phải có trách nhiệm nắm bắt thị trường, tìm kiếm đầu ra ổn định cho lúa gạo, nhất là phát huy vai trò điều tiết, chi phối (một cách lành mạnh, tích cực) của các doanh nghiệp Nhà nước về thu mua, chế biến và xuất khẩu lúa gạo.


img
Thu hoạch lúa ở đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: N.TRINH


Nhà nước không thể để nông dân tự “bơi” trong ruộng lúa của mình mà phải giúp họ “bơi” đúng lối, “bơi” khỏe, thậm chí nếu cần thì sẵn sàng thả “phao” để giúp họ.

Những điều này cần được quán triệt cụ thể, cặn kẽ cho đội ngũ cán bộ công chức làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước về nông nghiệp; phải tuyệt đối tránh quan liêu, hành chính, bàn giấy, mệnh lệnh với nông dân, trong đó có những người làm ra “hạt ngọc” nuôi sống tất cả chúng ta.


Phải “lại quả” cho nhà nông


Lẽ dĩ nhiên, các nhà khác không thể chờ sự chỉ đạo cụ thể của Nhà nước mới xắn tay vào cùng với nhà nông chăm lo cho cây lúa. Các nhà này cần gắn lợi ích của mình với người trồng lúa. Các nhà khoa học nghiên cứu ra các giống lúa mới, các phương pháp canh tác mới, các loại thuốc/phân có ích cho cây lúa... không chỉ nhằm mang lại lợi ích cho bản thân mà còn góp phần đem lại lợi ích cho nông dân.

Nhà doanh nghiệp không phải chỉ chăm chăm kiếm lợi từ việc mua bán lúa của nông dân mà phải có nghĩa vụ “lại quả” cho người trồng lúa. Nếu giá xuất khẩu lên cao, phải đẩy giá mua cho nông dân cùng những ưu đãi khác. Nếu giá xuống thấp, phải chấp nhận không lãi hoặc chịu lỗ (nhất là các doanh nghiệp Nhà nước) để cho nông dân không bị lỗ.

Các ngân hàng (nhất là ngân hàng nông nghiệp) cần có chương trình tín dụng riêng cho nông dân như cho vay ưu đãi nhưng huy động lãi suất cao, coi như chỉ phục vụ miễn phí cho nông dân. Ngân hàng cũng cần có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu lúa gạo để các doanh nghiệp này chủ động nguồn vốn, tăng khả năng hỗ trợ cho nông dân.


Tức là phải xắn quần lội ruộng với nông dân, thay vì chỉ ngồi ở bàn giấy... Có vậy, hạt lúa làm ra mới trở thành sản phẩm của chung nhiều nhà, từ đó các nhà mới thông cảm, chia sẻ nỗi nhọc nhằn của nhà nông và mới biết quý trọng “hạt ngọc”.

Đừng để người trồng lúa bị đơn lẻ

Hiện nay, người trồng lúa gần như sản xuất độc lập, có phần manh mún. Đó là một bất lợi vì không phát huy được nhân công, trí tuệ, vốn liếng, phương tiện sản xuất... Đã vậy, các đơn vị liên quan cũng không thực sự mặn mà gắn kết với nhà nông.

Người ta ít thấy lãnh đạo địa phương đi thăm đồng hay hỏi han tình hình sản xuất của nông dân; ít có doanh nghiệp xuống tận đồng đặt cọc lúa hay chịu mua tận nơi; các công trình cải tiến giống lúa cũng không nhiều...

Chính vì vậy, sự liên kết giữa 5 nhà phải đặt nhà nông vào vị trí trung tâm và người trồng lúa phải là hạt nhân của trung tâm đó.

Toàn xã hội phải chăm lo cho người trồng lúa nhiều hơn để họ ngày càng sản xuất được nhiều lúa gạo chất lượng tốt, phục vụ tích cực hơn cho phát triển đất nước.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo