xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lo Nghị quyết xử lý nợ xấu có thể làm một số người thoát trách nhiệm

N.Quyết

(NLĐO)- Nói về dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu, ĐB Trương Trọng Nghĩa băn khoăn: “Làm sao để nhân dân và cử tri đừng hiểu rằng sẽ vô tình làm cho những người có trách nhiệm thoát trách nhiệm vì đã gây ra nợ xấu".

Sáng 23-5, Quốc hội (QH) thảo luận tại tổ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017.

Đại biểu (ĐB) Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) cho rằng dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu bổ sung vào kỳ họp này là quá gấp, chưa nghiên cứu kỹ. Đó là về cách tháo gỡ nợ xấu. "Qua tờ trình, chúng tôi thấy cách tháo gỡ cần phải chỉnh lại. Nếu vội thì mình phải tính toán kỹ hơn. Với trí tuệ, đội ngũ ngân hàng, các nhà doanh nghiệp, các bộ ngành, luật gia, luật sư, chúng ta cần phải phối hợp tháo gỡ, góp phần giải quyết nợ xấu nhanh hơn mà không nhất thiết phải trái với luật hiện hành"-ĐB Nghĩa nói.

Theo ông Nghĩa, dư luận cũng băn khoăn rằng nợ xấu gây tổn thất lớn cho xã hội, nhưng thời gian qua cả phía ngân hàng, cổ đông lẫn cơ quan Nhà nước đã có những quyết định gây tranh cãi. Câu hỏi đặt ra là những chủ trương ấy đã có cơ sở chưa, hợp lý chưa.

"Dư luận cũng lo ngại việc này sẽ làm cho một số người thoát trách nhiệm. Nhà nước phải đi lãnh mấy chục ngàn tỉ và phải chịu trách nhiệm trước dân bằng ngân sách, bằng tiền của dân là không hợp lý. Những tổn thất này cần được đánh giá rõ ràng"- ĐB Trương Trọng Nghĩa thẳng thắn bày tỏ.

Lo Nghị quyết xử lý nợ xấu có thể làm một số người thoát trách nhiệm - Ảnh 1.

ĐB Trương Trọng Nghĩa phát biểu - Ảnh: Nguyễn Quyết

Ông Nghĩa cho rằng Nghị quyết về xử lý nợ xấu là đúng nhưng làm sao để nhân dân và cử tri đừng hiểu rằng sẽ vô tình làm cho những người có trách nhiệm thoát trách nhiệm vì đã gây ra nợ xấu.

Trong dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu có một số nội dung đáng chú ý gây tranh cãi. Cụ thể, dự thảo đưa ra nguyên tắc, giá bán nợ và giá bán tài sản bảo đảm phản ánh giá trị thị trường tại thời điểm xử lý, giá đó có thể cao hoặc thấp hơn giá trị của khoản nợ trước đây. Quan trọng hơn, người bán theo đúng quy định pháp luật, kể cả việc bán thấp hơn giá ghi số thì người bán không phải chịu trách nhiệm. Người gây ra hậu quả dẫn tới nợ xấu vẫn phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật.

Về đối tượng mua bán nợ xấu, đã mở rộng đối tượng được mua nợ xấu từ Công ty Quản lý tài sản (VAMC) bao gồm pháp nhân, cá nhân không có chức năng mua, bán nợ. Trước đây, VAMC mua được nợ xấu từ các Tổ chức tín dụng (TCTD), nhưng không thể bán nợ cho bên thứ ba (ngoài DATC, AMC của các TCTD), nếu bên thứ ba không đăng kí kinh doanh về ngành nghề mua bán nợ.

Về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017, ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP HCM) cho rằng, cách mà chúng ta làm luật hiện nay là không chủ động. QH không chủ động được. QH ra nghị quyết rồi vì sao không đảm bảo được quy định thời gian mà QH đưa ra cũng không có chế tài nào? Đề nghị QH cần xem xét lại quy trình làm luật của QH hiện nay, nên xem xét tính toán đến một cơ quan chuyên trách để làm việc này. Tránh tình trạng bị động trong kế hoạch, chương trình làm luật.

Nữ ĐB là Phó Bí thư Thành uỷ TP HCM cũng đặt vấn đề cần giao cho Chính phủ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung đối với Luật cán bộ công chức. "Hiện Luật cán bộ công chức không cập nhật kịp với các Luật khác. Có những quy định mới về xử lý của Đảng rồi tinh giản biên chế Luật không theo kịp, không tương thích. Cần đưa Luật này vào chương trình ưu tiên 2018"- bà Tâm đề xuất.

ĐB Lê Thị Nga (Chủ nhiệmk Uỷ ban Tư pháp của QH) cũng nhìn nhận kỷ luật kỷ cương trong trình dự án luật có một số vấn đề khắc phục chậm. Trong kiến nghị cử tri, xem xét chất lượng của ban hành dự án luật trong đó có việc nợ văn bản ban hành; có sự nể nang. Theo bà Lê Thị Nga, trước hết phải đạt trình tự thủ tục, nếu trình tự không đảm bảo thì chất lượng không đảm bảo.

Bên cạnh đó, ĐB Dương Ngọc Hải (TP HCM) cũng chỉ ra một hạn chế của việc xây dựng Luật. "Cảm giác việc lấy ý kiến theo ý chí của cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm định muốn hướng tới nội dung nào thì lấy ý kiến về việc đó. Cần phải lấy ý kiến rộng rãi hơn để đa dạng hơn. Còn thảo luận tại hội trường thì theo định hướng, tờ trình có sẵn, ĐBQH phát biểu dựa vào tờ trình"-ĐB Hải nói.

ĐB Nguyễn Phước Lộc (TP HCM) cũng nhấn mạnh rằng vấn đề kỷ cương của làm luật chưa tốt, còn tình trạng "đưa vào rút ra", gây ra lãng phí rất lớn, gây bức xúc trong cử tri cũng như trong đại biểu. Cần đề cao trách nhiệm của các cơ quan trình, nếu không thì không đảm bảo chất lượng.

"Tôi kiến nghị hàng năm các cơ quan chủ trì soạn thảo xây dựng luật pháp lệnh phải báo cáo với QH những cơ quan nào còn nợ văn bản quy phạm pháp luật"- ông Lộc nêu rõ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo