xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nike, Adidas, Puma... đổ sang Việt Nam

THÁI PHƯƠNG

Hàng loạt nhà sản xuất giày dép khổng lồ đã dịch chuyển các đơn đặt hàng từ Trung Quốc, Bangladesh vào Việt Nam, tạo cơ hội rất lớn cho ngành xuất khẩu da giày trong nước

Hiệp hội Da giày Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho biết kim ngạch xuất khẩu ngành da giày, túi xách từ đầu năm đến nay đạt 5,7 tỉ USD, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam hiện nằm trong tốp 5 nước có kim ngạch xuất khẩu giày dép lớn trên thế giới, cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Bangladesh.

Đơn hàng tăng 30%

Tại các thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản, sản lượng giày dép xuất khẩu của Việt Nam đứng thứ hai, chỉ sau Trung Quốc. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (DN) Việt tại thị trường EU tăng lên từ đầu năm 2014 khi chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) với mức thuế nhập khẩu giảm 3,5%-5% áp dụng cho Việt Nam và một số nước.

EU đang là thị trường nhập khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch trên 2 tỉ USD trong 6 tháng đầu năm. Một số thị trường mới tiềm năng cũng có mức tăng trưởng khá nhanh thời gian qua, như Úc, Nga, Trung Đông, Mỹ Latin…

Nhiều tập đoàn lớn nước ngoài đang dịch chuyển đơn hàng vào Việt Nam, tạo ra cơ hội rất lớn cho ngành xuất khẩu da giày trong nước Ảnh: VĨNH TÙNG
Nhiều tập đoàn lớn nước ngoài đang dịch chuyển đơn hàng vào Việt Nam, tạo ra cơ hội rất lớn cho ngành xuất khẩu da giày trong nước Ảnh: VĨNH TÙNG

Theo Lefaso, xu hướng dịch chuyển nhà máy, đơn hàng sản xuất của các thương hiệu giày dép lớn từ Trung Quốc vào Việt Nam đang tăng mạnh trong nửa đầu năm nay. Không chỉ Nike, Adidas, Puma chuyển các đơn hàng từ Trung Quốc, Bangladesh sang Việt Nam, Tập đoàn Target Sourcing Services - 1 trong 10 nhà phân phối lớn nhất thế giới - và Tập đoàn Dansu Group cũng đã khảo sát, đang có ý định mở rộng đầu tư vào nước ta.

Những tập đoàn sản xuất túi xách cao cấp với thương hiệu hàng đầu như Lancaster, Sequoia Paris lâu nay chỉ đặt hàng sản xuất tại Trung Quốc giờ cũng chuyển đầu tư qua Việt Nam để tránh rủi ro. Timberland, Puma cũng muốn mở rộng sản xuất tại Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các đơn hàng chuyển từ Trung Quốc sang.

“Sự gia tăng các chi phí về lao động, môi trường… tại Trung Quốc khiến nhiều “ông lớn” phải ra đi. Việt Nam có lợi thế ổn định về chính trị, lao động, chất lượng hàng hóa nên thu hút nhiều đơn hàng từ các nước chuyển sang” - đại diện Lefaso nhận định.

Cụ thể, chi phí nhân công ở Việt Nam là 0,8 USD/giờ, trong khi Trung Quốc là 1,9 USD, Indonesia 1,75 USD, Thái Lan 1,32 USD… Ngoài ra, việc tham gia đàm phán các hiệp định thương mại tự do (FTA) như FTA Việt Nam - EU, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng góp phần tạo dòng dịch chuyển đầu tư sang Việt Nam, để tận dụng các ưu đãi về thuế quan.

Các DN xuất khẩu đang tiếp nhận đơn hàng mùa S1-2015 và đang ở giai đoạn cao điểm S2-2014 sản xuất cung cấp giày cho mùa thu đông. Dự báo số lượng đơn hàng xuất khẩu giày dép sẽ tăng khoảng 30% trong năm nay.

TP HCM phải là trung tâm nguyên phụ liệu

Theo Lefaso, lợi thế so sánh của Việt Nam hiện nay là cơ hội thu hút đơn hàng. Do đó, ngành da giày nên chủ động đón nhận cơ hội, xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển bền vững, nếu cứ thụ động thì cũng chỉ là đầu tư cơ hội như lâu nay!

Để được hưởng ưu đãi thuế quan từ TPP, ngành da giày phải đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ với khoảng 40%-50% trị giá xuất xưởng của sản phẩm phải từ nội khối (các nước thành viên) TPP.

Ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Lefaso, cho biết hiện không chỉ các DN Việt Nam mà cả DN có vốn đầu tư nước ngoài cũng muốn sử dụng nguyên phụ liệu nội địa để được hưởng ưu đãi từ các FTA. Hiện tỉ lệ nội địa hóa của ngành da giày trên 55%, có những DN hơn 60% nhưng phần lớn là các chuỗi cung ứng của tập đoàn nước ngoài.

“Họ đầu tư xây dựng vùng nguyên phụ liệu để phục vụ cho chuỗi sản xuất của họ, còn phát triển nguyên phụ liệu cho ngành da giày xuất khẩu của Việt Nam lại cần cú hích từ Chính phủ và các bộ, ngành” - ông Thuấn nói.

Chỉ cần khoảng 5.000-7.000 tỉ đồng trong vòng 3 năm là có thể giải quyết được vấn đề nguyên phụ liệu. Bộ Khoa học và Công nghệ hiện hỗ trợ các KCN xử lý nước thải. Giờ nếu phân bổ lại nguồn lực này sẽ giúp ngành da giày đáp ứng được yêu cầu về xử lý nước thải cho các nhà máy dệt, nhuộm.

Công nghiệp hỗ trợ cho dệt may, da giày và túi xách hiện trong tình trạng yếu kém. Giải quyết bài toán nguyên liệu đầu vào, ngay từ bây giờ, theo các chuyên gia trong ngành, cần phải xây dựng TP HCM thành trung tâm phân phối nguyên phụ liệu như Quảng Đông, thủ phủ ngành da giày của Trung Quốc.

Theo ông Thuấn, TP HCM nên phát triển sâu vào 2 mảng: trở thành trung tâm thương mại, làm nghiên cứu phát triển, thiết kế sản phẩm mới và trung tâm phân phối nguyên phụ liệu. TP HCM có đủ khả năng hình thành trung tâm này với sự hỗ trợ về mặt bằng, về cơ chế của lãnh đạo TP, cộng thêm các tỉnh lân cận có rất nhiều KCN, cụm công nghiệp về da giày, túi xách.

“Bộ Công Thương, hiệp hội sẵn sàng chuyển giao công nghệ, hỗ trợ đầu tư xây dựng. Đây là cơ hội rất lớn, “ngàn năm có một” khi hàng loạt FTA đang được đàm phán, giai đoạn dân số vàng với nguồn lao động dồi dào. Nếu không tận dụng cơ hội này để vươn lên làm chủ, nâng cao giá trị gia tăng cho ngành, chúng ta sẽ vuột mất cơ hội và tiếp tục phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu” - ông Thuấn nhận xét.

Đừng so đo “con gà hay quả trứng có trước”

Phần lớn DN trong ngành da giày, dệt may chủ yếu vẫn làm gia công nên việc phát triển TP HCM thành trung tâm mua bán nguyên phụ liệu khiến nhiều người băn khoăn.

Theo các chuyên gia trong ngành, đừng so đo kiểu “con gà hay quả trứng có trước” bởi cứ chờ DN lớn lên mới xây dựng thì sẽ chẳng bao giờ làm được. Trung tâm này có thể không thành công ngay mà phải cần thời gian. Ngành da giày phát triển 25 năm qua thì ngành nguyên phụ liệu không thể chỉ một sớm một chiều, quan trọng là có “chợ” rồi các DN có vốn đầu tư ngước ngoài sẽ đem hàng của mình ra bán và DN trong nước có cơ hội tham gia.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo