xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nợ công chưa vượt ngưỡng

Bài và ảnh: Thế Dũng

Tổng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Việt Nam đã giải ngân trong năm 2014 là 5,42 tỉ USD, tương đương 115.153 tỉ đồng, vẫn trong ngưỡng cho phép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng vừa có báo cáo về sử dụng vốn vay, quản lý nợ công năm 2014 gửi đến các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đang diễn ra.

Vay mới để trả nợ cũ

Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, năm 2014, Việt Nam đã ký kết 41 hiệp định vay ODA ưu đãi từ các nhà tài trợ với tổng trị giá hơn 4,7 tỉ USD. Trong đó vay Ngân hàng Thế giới 1,991 tỉ USD; Ngân hàng Phát triển châu Á 353 triệu USD; Nhật Bản 1,441 tỉ USD và các nhà tài trợ khác. Tổng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ đã giải ngân trong năm 2014 ước đạt 5,42 tỉ USD, tương đương 115.153 tỉ đồng.

 

Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai được đầu tư bằng nguồn vốn ODA
Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai được đầu tư bằng nguồn vốn ODA

 

Ngoài ra, Chính phủ đã phát hành trái phiếu quốc tế 1 tỉ USD, lãi suất 4,8% để tái cơ cấu lại các khoản nợ gốc trái phiếu quốc tế phát hành năm 2005 và 2010, góp phần cơ cấu lại danh mục nợ Chính phủ theo hướng giảm áp lực chi trả nợ, kéo dài thời hạn vay, giảm đỉnh nợ.

Bên cạnh đó, nợ công tăng thêm do việc cấp và thực hiện bảo lãnh Chính phủ. Cụ thể, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) phát hành 23.043 tỉ đồng trái phiếu và Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam phát hành 4.702 tỉ đồng trái phiếu được bảo lãnh Chính phủ. Chính phủ cũng cấp bảo lãnh 6 khoản vay từ các ngân hàng thương mại trong nước cho các dự án trọng điểm.

Đối với bảo lãnh vay nước ngoài, Chính phủ đã cấp mới bảo lãnh cho 8 chương trình, dự án vay nước ngoài trong 3 lĩnh vực: đầu tư đội máy bay, dự án nguồn và lưới điện, khai khoáng. Như vậy, lũy kế đến ngày 31-12-2014, tổng số dự án được cấp bảo lãnh vay nước ngoài là 110 dự án, chủ yếu là dự án điện (56 dự án), hàng không (7 chương trình, dự án), xi măng (17 dự án), dầu khí (7 dự án), giấy và bột giấy (5 dự án) và các lĩnh vực khác.

Bộ, ngành, địa phương đua nhau đề xuất vay

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thừa nhận công tác tổ chức và quản lý nợ công còn phân tán, thiếu gắn kết chặt chẽ. Các bộ, ngành và địa phương thường đề xuất gia tăng quy mô, mở rộng diện huy động vốn vay, chưa được gắn kết chặt chẽ với các hạn mức nợ công, làm cho dư nợ công tăng khá nhanh: năm 2013/2012 tăng 17,9%; năm 2014/2013 tăng 20,2% và dự kiến năm 2015/2014 tăng khoảng 19,5%. Cùng với đó là điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư so với phê duyệt ban đầu, điều chỉnh các hợp đồng khá phổ biến. Qua thanh tra, có 38/246 dự án sử dụng vốn vay có điều chỉnh tổng đầu tư tăng thêm 109.824 tỉ đồng và 453,66 triệu USD; 2 dự án được Chính phủ bảo lãnh tăng 6.792 tỉ đồng; 206 dự án vay về cho vay lại có tổng mức đầu tư tăng 148.153 tỉ đồng và 47,5 triệu USD, làm tăng chi phí và nợ công.

Người đứng đầu ngành tài chính cho rằng để sớm khắc phục hạn chế trong quản lý và sử dụng nợ công, Chính phủ sẽ quản lý chặt chẽ nợ công, nhất là các khoản vay mới. Tính đúng, tính đủ nợ công theo quy định, bảo đảm trong giới hạn cho phép. Tăng cường quản lý nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia hằng năm so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa - dịch vụ dưới 25%.

 

Năm 2015, dự kiến sẽ phát hành trái phiếu Chính phủ 250.000 tỉ đồng, trong đó trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm là 180.000 tỉ đồng, kỳ hạn 10 năm là 50.000 tỉ đồng và kỳ hạn 15 năm là 20.000 tỉ đồng.

 

Trên 98% vay cho dự án hạ tầng

Trong văn bản trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng trấn an: “Trên 98% vốn vay cho các dự án hạ tầng, còn lại được đưa vào ngân sách chi cho đầu tư phát triển (1,5%) và chi sự nghiệp trong các dự án vay ODA theo cam kết (0,4%); chỉ tiêu về dư nợ công, nợ Chính phủ và dư nợ nước ngoài hiện được bảo đảm trong phạm vi giới hạn cho phép”.

Cũng theo ông Dũng, Chính phủ đã chủ động xây dựng kế hoạch và bố trí trả nợ đầy đủ, đúng hạn, bảo đảm an toàn tài chính quốc gia. Tỉ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước năm 2013 là 12,6%; năm 2014 là 13,8% và năm 2015 dự kiến khoảng 16,1% (quy định không quá 25%). “Chính phủ chủ động thực hiện cơ cấu lại nợ công bằng cách kéo dài kỳ hạn phát hành trái phiếu nhằm giảm dần áp lực trả nợ ngắn hạn và giảm dần đảo nợ. Theo đó, giảm mạnh và tiến tới ngừng phát hành tín phiếu và trái phiếu kỳ hạn ngắn, tập trung chủ yếu vào trái phiếu có kỳ hạn dài từ 5 -15 năm” - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo