xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Nương tay” với hàng giả

Bài và ảnh: NGỌC ÁNH

Nạn sản xuất hàng giả, hàng nhái ngày càng diễn biến phức tạp, làm khổ người tiêu dùng và doanh nghiệp làm ăn chân chính

Nhiều vụ đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng giả chỉ bị xử lý hành chính, phạt tiền, tịch thu hàng hóa. Ngay cả khi phát hiện được vụ làm hàng giả quy mô lớn bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì khi ra tòa, nhiều vụ mức án được tuyên vẫn còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe.

Làm  giả chỉ bị xử nhẹ

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Xuân Hàn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Dịch vụ Phú Nhuận (MASECO), cho biết các sản phẩm điện tử nhãn hiệu Arirang của MASECO bị xâm phạm rất nhiều, công ty phải vất vả lắm mới bảo vệ được thương hiệu. “Năm ngoái, cơ quan chức năng bắt được một vụ sản xuất ampli Arirang giả quy mô lớn. Đối tượng sau đó bị đưa ra tòa xét xử. Công ty ai cũng mừng nhưng lại sớm thất vọng vì chúng tôi không được xem là người bị hại mà chỉ được tham dự phiên tòa với tư cách người có quyền và nghĩa vụ liên quan” - ông Hàn bức xúc.

Một cơ sở vi phạm hủy nón Sơn nhái kiểu dáng
Một cơ sở vi phạm hủy nón Sơn nhái kiểu dáng

Trong 2 lần xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, MASECO yêu cầu bị cáo phải xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường số tiền hơn 413 triệu đồng (gồm thiệt hại do xâm phạm nhãn hiệu hàng hóa và chi phí thuê luật sư) nhưng cả 2 yêu cầu đều bị tòa bác. Đối tượng làm hàng giả tự nguyện bồi thường 30 triệu đồng cho MASECO nên được tòa xem như tình tiết giảm nhẹ, chỉ xử ở tù 7 tháng 18 ngày, đúng bằng số ngày tạm giam.

Ông Nguyễn Ngọc Tý, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Thời trang Nón Sơn (chủ thương hiệu Nón Sơn), cho biết đang xem xét kháng cáo bản án sơ thẩm của TAND quận 12 vừa tuyên ngày 29-8. Theo ông Tý, bản án xử vợ chồng Nguyễn Thị Huỳnh Trang (SN 1977, ngụ Đồng Nai) và Trần Quang Thanh (SN 1976, ngụ Tây Ninh) được hưởng án treo (vợ 18 tháng, chồng 12 tháng) do sản xuất nón Sơn và nón Gucci giả là không đủ sức răn đe. “Với tư cách là bị hại, chúng tôi không đòi hỏi các bị cáo bồi thường vật chất dù thiệt hại rất lớn mà chỉ cần họ thành khẩn khai ra những nơi tiếp tay nhưng gần như họ chẳng khai gì có giá trị. Hàng giả thường lưu thông theo chuỗi nhưng việc xử lý chỉ dừng ở những mắt xích riêng lẻ nên mức phạt thấp, không có hiệu ứng xã hội” - ông Tý lý giải.

Cơ quan chức năng chưa quyết liệt

Ngày 1-9, trong khuôn khổ Hội chợ Tháng khuyến mãi 2014 do Sở Công Thương TP HCM tổ chức tại Nhà Thi đấu Phú Thọ (quận 11), nhiều khách tham quan dừng lại trước khu trưng bày hàng giả - hàng nhái để cập nhật kiến thức tiêu dùng. Đây hầu hết là tang vật được cơ quan quản lý thị trường thu giữ trong các đợt kiểm tra. Tuy nhiên, nhiều người tỏ thắc mắc vì chỉ thấy hàng giả mà không có hàng thật để đối chứng. Chưa kể mặt hàng được trưng bày chủ yếu là các sản phẩm thời trang hàng hiệu nhái thương hiệu nước ngoài như Adidas, Nike, Lacoste, Nokia, Rayban, Rolex, Gucci, Chanel, Louis Vuitton... mà  không thấy những sản phẩm thiết thực với đời sống như thuốc, thực phẩm... Ngay cả nhân viên tư vấn cũng không nắm hết các đặc điểm của hàng nhái, hàng giả để giải đáp cho người tiêu dùng.

Trong khi đó, luật gia Phan Thị Việt Thu, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng TP HCM, cho biết ngay cả các cơ quan chống hàng giả cũng chưa quan tâm đến phản ánh của người tiêu dùng khi gặp phải hàng nhái, hàng giả. Không ít lần người tiêu dùng khiếu nại tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì họ lại chuyển ngược cho hội để xem xét giải quyết.

Cụ thể, một khách hàng mua giày Ý tại cửa hàng trên đường 3 Tháng 2 (quận 10), giá gốc gần 3,4 triệu đồng, được giảm 50% nhưng khi về xem kỹ thì nghi ngờ là hàng giả, hàng nhái. Hội đã mời bên bán đến giải quyết nhưng không nhận được sự hợp tác nên đã lập biên bản gửi tới các cơ quan liên quan đề nghị kiểm tra những bất thường trong hoạt động kinh doanh của cửa hàng này. “Thế nhưng, nhiều tháng qua, cửa hàng vẫn ung dung buôn bán trong khi quyền lợi của người tiêu dùng chưa được giải quyết” - bà Thu nói. 

Kinh nghiệm chống đỡ

Giám đốc một công ty sản xuất đồ chơi trẻ em có trụ sở tại quận 3, TP HCM cho biết năm 2013, công ty đòi bồi thường được 600 triệu đồng sau khi phát hiện sản phẩm lồng đèn trung thu của mình bị làm nhái. Do điều khoản bảo mật nên bà không tiết lộ chi tiết. Tuy nhiên, bà cho biết bí quyết thành công chính là phải đăng ký bản quyền tất cả các sản phẩm ngay từ đầu. Trường hợp hợp tác với đối tác phát triển sản phẩm thì phải giữ lại các bằng chứng chứng tỏ sở hữu thiết kế, đề phòng đối tác lấy mẫu sửa chút đỉnh rồi ra ngoài in. “Có thể một số trường hợp mình không đòi được tiền bồi thường nhưng khi phát hiện ra bất cứ tổ chức, cá nhân nào vi phạm, có thể ngay lập tức gửi cảnh báo chứ không thể làm lơ, để họ muốn làm sao thì làm!” - vị giám đốc này nêu kinh nghiệm.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo