xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phí chồng phí

Phương Anh - Quý An

Thu phí đường bộ qua giá xăng dầu có thể tăng thu ngân sách nhưng kích giá các mặt hàng thiết yếu, dễ gây lạm phát, làm suy yếu sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước

Những hậu quả nhãn tiền kể trên được các chuyên gia kinh tế cảnh báo sau khi Tổng cục Đường bộ VN trình Bộ GTVT phương án thu phí bảo trì đường bộ qua giá xăng dầu để xem xét, trình Chính phủ.


Xem xét giảm thuế tiêu thụ đặc biệt


Chuyên gia kinh tế Nguyễn Thị Hiền cho rằng về nguyên tắc, tăng hay giảm một khoản thu trong giá xăng dầu phải bảo đảm không làm đội giá bán đến người tiêu dùng.

Nếu Chính phủ ưu tiên thu phí bảo trì đường bộ để nâng cấp hạ tầng giao thông, cần xem xét giảm thuế để không tăng giá bán xăng dầu. Bản thân thuế và phí là một công cụ rất linh hoạt để điều tiết giá cả mà không ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng.

Cho nên, thu phí phải quan tâm đến mặt bằng giá chung, không thể phiến diện khi cần sửa đường thì tăng phí giao thông, cần bình ổn giá thì tăng thu quỹ bình ổn.


Với lập luận này, bà Hiền cho rằng đề xuất là của Bộ GTVT nhưng việc “soi” kỹ có nên thực hiện hay không nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng là nhiệm vụ của một cơ quan tổng hợp giám sát, cụ thể là Bộ Tài chính.

Trong ba loại thuế đánh vào giá xăng dầu hiện nay, có thể xem xét giảm thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB). Thuế TTĐB dù để tăng thu nhưng chính là một rào cản thương mại.

Do đó, đã đến lúc cần xem xét giảm thuế TTĐB để bớt áp lực lên giá xăng dầu. Trong trường hợp phải thu phí bảo trì đường bộ, vấn đề giảm thuế TTĐB càng có ý nghĩa. Trong điều hành giá xăng, Bộ Tài chính khẳng định sẽ linh hoạt các chính sách thuế nhưng gần đây mới chỉ giảm thuế nhập khẩu.


img
Đã chịu phí đường bộ và nhiều thuế - phí giao thông, sắp tới người dân phải chịu thêm 1.000 đồng/lít xăng nữa
nhưng có thoát được cảnh lưu thông trên con đường tệ hại như thế này? Ảnh: TẤN THẠNH


Cùng quan điểm này, TS Lê Đăng Doanh cho rằng Bộ Tài chính nên xem xét linh hoạt chính sách thuế. “Có nhiều mặt hàng đang chịu thuế TTĐB và đây là nguồn thu lớn. Tuy nhiên, xăng dầu là mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống, khác với thuốc lá, rượu bia, ô tô. Đánh thuế TTĐB xăng dầu đến mức độ nào cho hợp lý cũng nên xem lại” - TS Lê Đăng Doanh nêu quan điểm.


Theo chuyên gia kinh tế Võ Tiến Thành, rất nhiều nước không tính thuế TTĐB đối với mặt hàng xăng dầu nhưng cũng có những nước đánh thuế TTĐB khá cao. Ví dụ như Canada, thuế hàng hóa (excise tax - giống thuế TTĐB ở VN) đánh trên nhiên liệu chiếm khoảng 1/3 giá bán.

Tuy nhiên, chính quyền liên bang và chính quyền các địa phương đều có kế hoạch trích chi hằng năm rất minh bạch cho việc bảo trì hệ thống giao thông. Cụ thể, mỗi năm nước này thu được khoảng 6,6 tỉ USD từ các loại thuế đánh trên nhiên liệu. Trong đó, rót 2 tỉ USD cho các công trình hạ tầng giao thông.

Ở Úc, 25% tiền thuế thu được từ xăng dầu được đưa vào xây và sửa hệ thống giao thông cấp quốc gia. Thế nên đường sá ở những nước này “đâu vào đấy”. Còn ở VN, đừng nên “bổ sung” thuế - phí giao thông vào giá xăng dầu vì vốn đã nhiều, trong khi điều kiện đường sá phục vụ dân còn kém.


Nên lấy ý kiến phản biện


Chuyên gia kinh tế Nguyễn Thị Hiền bày tỏ sự băn khoăn về thời điểm đề xuất thu phí bảo trì đường bộ. Bởi vì giá xăng diễn biến thất thường (hiện ở thị trường Singapore trên 86 USD/thùng xăng A92), dự báo có thể tăng thêm vào cuối năm nay do kinh tế thế giới phục hồi.

Trong trường hợp tháng 6-2010, thời điểm Bộ GTVT đề xuất thực hiện việc thu phí bảo trì đường bộ qua giá xăng dầu, trùng với lúc giá nhiên liệu thị trường thế giới tăng thì không thể thu ngay được.

Vì thế, Chính phủ chỉ nên đồng ý về mặt nguyên tắc. Còn mức thu  bao nhiêu, lúc nào thu tùy thuộc diễn biến giá cả thị trường, không nên cứng nhắc thu 1.000 đồng/lít từ tháng 6 năm nay.


Ông Võ Tiến Thành cho rằng ở nhiều địa phương thời gian qua người dân tự nguyện góp công và góp của để bê tông hóa đường nông thôn, trong đó có nhiều đường cấp xã, thế nên nếu buộc họ (hầu hết các hộ đều có xe máy) phải chịu thêm phí bảo trì đường bộ là không công bằng.


TS Lê Đăng Doanh đặt vấn đề: Người mua xăng hiện nay vẫn đang nộp phí giao thông dưới tên gọi “phí xăng dầu” với mức 1.000 đồng/lít. Hơn nữa, không phải mọi người dùng xăng đều để chạy xe trên đường bộ nên không thể buộc tất cả mọi người tiêu dùng chịu phí bảo trì đường bộ.

Khoản thu 1.000 đồng/lít trước đây thực được gọi là phí giao thông đường bộ, sau vì lý do kể trên đã phải điều chỉnh và đổi tên thành phí xăng dầu. Nếu bây giờ thu phí bảo trì đường bộ có thể gây ra tình trạng phí chồng phí.

Do đó, phải có giải trình rõ ràng, minh bạch để người dân biết, tránh dồn quá nhiều khoản thu vào giá xăng. Cũng nên lấy ý kiến phản biện đầy đủ của các tổ chức, hiệp hội đại diện cho người tiêu dùng để đạt sự đồng thuận của xã hội.

Gánh nặng của người thu nhập thấp

Các nhà chức trách cần nghĩ đến việc sử dụng thật sự tiết kiệm và hết sức hiệu quả tiền thuế do nhân dân đóng góp rồi hãy tính đến chuyện tận thu. 1.000 đồng/lít xăng thấy tưởng ít nhưng đó sẽ là gánh nặng cho những người làm công ăn lương, người làm thuê. Xin hãy thận trọng trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.

(Võ Kiên Giang)

 

Phí ơi là phí!

Nhà tôi ở Gio Linh, một huyện cực nghèo của tỉnh Quảng Trị. Người dân cặm cụi quanh năm mới kiếm được hạt gạo, củ khoai, khi dành dụm được tiền xây cái nhà thì mọi hoạt động chuyên chở phải đóng phí qua trạm. Hễ cách vài km là bị một trạm chắn thu phí nên những khoản đó dồn hết lên đầu người mua vật tư. Ở vùng quê nghèo vậy mà thuê một chuyến xe chở con đi bệnh viện cấp cứu cũng đóng phí, chở vợ đi đẻ, đi đám cưới, đám ma... cũng nộp phí, bây giờ lại thêm phí tính vào giá xăng dầu nữa, phí ơi là phí!

(Lê Ngọc Mạnh, lengocmanhgl@yahoo.com.vn)

 

Thu để sửa, chứ không phải để xây!

Trao đổi với báo giới ngày 11-5 về phương án thu phí bảo trì đường bộ, Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng cho biết: “Khoản phí thu được dùng để bảo trì, duy tu đường bộ chứ không phải hình thành để đầu tư xây dựng đường sá. Bộ chưa quyết chọn phương án nào trong hai phương án thu phí theo Đề án Quỹ bảo trì đường bộ, song chúng tôi đang nghiêng về phương án thu qua giá xăng dầu”.


Liệu thu phí như vậy sẽ dẫn tới bất công vì nhiều phương tiện sử dụng xăng dầu không lưu thông trên đường bộ nhưng cũng phải đóng phí? Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cho rằng qua tính toán cho thấy số phương tiện sử dụng xăng dầu không vì mục đích lưu thông trên đường bộ rất ít, chủ yếu ở các lĩnh vực thủy sản, máy bơm nước..., chiếm chưa tới 1% tổng số phương tiện sử dụng xăng dầu.


Về tác động đến kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng: “Điều này vẫn đang phải tính toán bởi mỗi loại phí tác động vào xăng dầu cũng có tác động nhất định. Tuy nhiên, chúng ta đang thực hiện theo cơ chế thị trường, Nhà nước không bao cấp nữa nên phải tính toán, kết hợp đồng bộ để bảo đảm được mục đích là có những tuyến đường chất lượng, giảm thời gian đi lại và thúc đẩy phát triển”.

Thế Kha ghi

  

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo