xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phó Thống đốc: Ngân hàng phải "chữa bệnh thừa tiền" vì doanh nghiệp "không muốn vay"

Bảo Trân

(NLĐO) - Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết toàn hệ thống ngân hàng thương mại đang phải "chữa bệnh thừa tiền" vì doanh nghiệp không hấp thụ được vốn, "không muốn vay"

Ngày 7-9, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp về giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.

Phó Thống đốc: Ngân hàng phải chữa bệnh thừa tiền vì doanh nghiệp  không muốn vay - Ảnh 1.

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú: Hiện nay toàn hệ thống ngân hàng đang phải "chữa bệnh thừa tiền". Ảnh: Quang Thương

Tại cuộc họp, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú cho biết chưa bao giờ công tác điều hành chính sách tiền tệ khó khăn như bây giờ. 

"Hiện nay toàn hệ thống ngân hàng đang phải "chữa bệnh thừa tiền". Cũng giống như các doanh nghiệp bị tồn kho hàng hóa, thì các ngân hàng thương mại cũng đang tồn kho tiền" - ông Đào Minh Tú nói.

Ông Đào Minh Tú chia sẻ NHNN và cả hệ thống tín dụng liên tục tổ chức các hội nghị nhằm thúc đẩy kết nối ngân hàng với doanh nghiệp trên toàn quốc nhưng việc cung cấp tín dụng cho nền kinh tế vẫn khó khăn, bởi doanh nghiệp không hấp thụ được vốn, "không muốn vay". Đây là vấn đề rất khó!

Lãnh đạo NHNN cho biết toàn hệ thống còn dư địa khoảng 9% để tăng trưởng tín dụng (tương đương khoảng 1 triệu tỉ đồng).

Đại diện các ngân hàng thương mại cũng chia sẻ việc "rất đau đầu" vì vẫn phải huy động vốn và trả lãi vay, trong khi doanh nghiệp không có nhu cầu vốn do thu hẹp thị trường. Do vậy, các ngân hàng thương mại đề xuất các giải pháp liên quan đến kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, khôi phục niềm tin thị trường...

Tại hội nghị, các ý kiến phát biểu thống nhất đề nghị bên cạnh các giải pháp về tiền tệ cần có các giải pháp mang tính tổng thể, khôi phục niềm tin của thị trường.

PGS-TS Trần Đình Thiên cho rằng phải làm sao mở thêm thị trường cho doanh nghiệp, thị trường tắc, thì không lĩnh vực nào thông. Đồng tình, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng bất động sản là khu vực có khả năng lan tỏa, trước mắt cần tập trung phát triển nhà ở xã hội. Nhà nước cần có những chính sách để doanh nghiệp "thích thú với nhà ở xã hội" theo hướng nhà nước làm chính sách, ngân hàng cho vay vốn, doanh nghiệp chỉ lo xây và bán nhà.

Phó Thống đốc: Ngân hàng phải chữa bệnh thừa tiền vì doanh nghiệp  không muốn vay - Ảnh 3.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Khẩn trương thực hiện các biện pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao NHNN chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các biện pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp.

Tập trung vốn tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên, các ngành sản xuất chủ lực trong nước, các lĩnh vực tạo sự phát triển đột phá, lan tỏa, truyền dẫn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời quan tâm cung ứng tín dụng cho các khu vực khác để "góp gió thành bão", thúc đẩy kinh tế hồi phục, phát triển…

Phó Thủ tướng cũng đề nghị NHNN rà soát lại tất cả các điều kiện liên quan đến tín dụng, thiết kế lãi suất mặt bằng hợp lý… Đối với những gói hỗ trợ tín dụng đang còn hiệu lực thì tiếp tục thúc thẩy, giải ngân tối đa có thể.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính điều hành chính sách tài khóa phù hợp, hỗ trợ kích thích tổng cầu của nền kinh tế. Khẩn trương có biện pháp tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, cần đề xuất chính sách mang tính đột phá.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo