xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sức mua giảm, giá điện vẫn tăng

Phương Anh

Điện sản xuất trong nước thừa nhưng không phát được, trong khi đó, EVN lại mua điện của Trung Quốc với giá 1.300 đồng/KWh

img
Cải tạo lưới điện ở TPHCM. Ảnh: Tấn Thạnh
Ngày 12-7 tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phối hợp với Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) tổ chức diễn đàn phát triển thủy điện nhỏ và kiến nghị từ doanh nghiệp (DN).

Doanh nghiệp phản ứng rất gay gắt

Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch VEA, cho rằng nghịch lý khó chấp nhận của ngành điện hiện nay là sức mua giảm nhưng giá vẫn tăng. “Năm nay, nhu cầu tiêu thụ điện giảm rất mạnh do nhiều DN đóng cửa, ngừng sản xuất, nguồn cung lại được bổ sung khoảng 2.000 MW từ việc vận hành nhiều tổ máy mới. Nếu theo quy luật thị trường, lẽ ra phải giảm giá điện nhưng từ ngày 1-7, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lại tăng giá bán lẻ điện bình quân thêm 5%” - ông Ngãi bức xúc.

Ông Ngãi cũng bày tỏ sự không đồng tình về lý do tăng giá điện mà EVN đưa ra như chi phí đầu vào tăng, ngành điện đang lỗ, giá điện của Việt Nam vẫn thấp hơn so với khu vực... Theo ông Ngãi, tăng giá điện phải phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam. Giá bán lẻ điện bình quân năm 2012 đã lên đến 1.506 đồng/KWh, tương đương 7,5 cent thì không còn là thấp nữa. Đặc biệt, giá điện sinh hoạt bậc thang cao nhất mà người dân phải trả đã lên đến khoảng 5.000 đồng/KWh, mức cao so với thu nhập của người dân.

TS Phạm Thị Thu Hằng, Tổng Thư ký VCCI, cho biết phản ứng của cộng đồng DN về việc tăng giá điện là rất gay gắt. Theo bà Hằng, DN không sản xuất, tiêu dùng điện nữa thì ngành điện ế hàng nhưng khó khăn này không tác động đến EVN mà các nhà máy thủy điện nhỏ sẽ chết đầu tiên.

Ông Đỗ Xuân An, một chủ đầu tư 2 nhà máy thủy điện tại Thanh Hóa, cũng tỏ ra bức xúc vì ở thế độc quyền, EVN có giá điện mua rất rẻ nhưng bán lẻ lại rất đắt và đều đặn tăng.

Không chịu nổi “ông” độc quyền

Ông Hoàng Minh Tuấn, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp tỉnh Lào Cai, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nam Tiến, cho biết các DN rất cực khổ trong việc đàm phán bán điện cho EVN. Để ký được hợp đồng phải đàm phán không dưới 3 lần, mỗi lần đàm phán, EVN cử khoảng 20 “ông” đến như để áp đảo bên bán. Gọi là đàm phán nhưng về cơ bản, EVN muốn mua giá bao nhiêu thì tự quyết, nếu bên bán không đồng ý thì cũng chả biết bán cho ai. Hơn nữa, giá bán lẻ điện năm nào cũng tăng ít nhất 5%, nhiều thì hơn 15% nhưng phần tăng giá chỉ dành cho EVN, còn các nhà máy điện thì không được gì. Quan hệ mua bán này ức chế đến mức ông Tuấn phải thốt lên: “Mua bán điện với EVN cực khổ lắm! Nếu sản xuất ra điện rồi mang về nhà cất được thì tôi mang về ngay”.

Theo ông Tuấn, đây cũng chính là lý do khiến trước đây nhiều nhà đầu tư tư nhân lao vào làm thủy điện nhỏ, nay không còn ai có gan làm nữa.

Ông Trần Viết Ngãi đưa ra các con số để minh họa thêm cho sự bất hợp lý trong quan hệ mua bán điện. Khi đầu tư dự án, chủ đầu tư muốn có giấy phép nên ký đại hợp đồng mua bán điện dài hạn với EVN, dù giá chỉ 400 - 500 đồng/KWh. Hiện nay, giá điện lên đến 800 - 900 đồng/KWh nhưng các hợp đồng đã ký không được điều chỉnh vì thời hạn hợp đồng là vĩnh viễn.

Ông Lê Xuân Thủy, Giám đốc Công ty CP Thăng Long, có các dự án đầu tư thủy điện tại miền Bắc, kể thêm một nỗi khổ khác của các nhà đầu tư tư nhân là có điện nhưng không bán được, nơi thì do lưới điện yếu không bảo đảm truyền tải, nơi lại vì chưa đầu tư dây dẫn. Điện sản xuất trong nước thừa nhưng không phát được, trong khi đó, EVN lại mua điện của Trung Quốc với giá 1.300 đồng/KWh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo