xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tăng đề kháng trước mọi cú sốc

LINH ANH

Trong 3 năm qua, cả nước đã có hơn 140.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể

Đối với Việt Nam, đây không chỉ là thời điểm vật lộn với khó khăn, mà còn là bước ngoặt chuyển đổi cách thức phát triển kinh doanh, nhất là trước những biến động về địa chính trị, quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc biểu hiện qua tình hình căng thẳng trên biển Đông.

Bài học từ các hãng công nghệ

TS Phạm Duy Hiếu, Trường Đại học Công nghệ TP HCM (HUTECH), cho biết câu chuyện của Nokia là một tấm gương kinh doanh điển hình và kết cục phải bán cho Microsoft với giá 7,2 tỉ USD. Nhà phân tích Petri Rouvinen của hãng ETLA cho rằng Nokia đã chậm đáp ứng nhu cầu mới cần thay đổi của khách hàng. Từ năm 2007, các lĩnh vực như viễn thông, tiêu dùng điện tử và điện toán không đứng riêng biệt mà đã kết nối thành ngành công nghiệp kỹ thuật số duy nhất. Apple là tập đoàn nắm bắt xu hướng này và vươn lên dẫn đầu khi mang đến cho khách hàng những thay đổi về phần cứng, phần mềm đúng thời điểm.

Với Nokia, ban lãnh đạo tập đoàn này đã nhận thức về thời kỳ cách mạng kỹ thuật số, nhưng quá chậm trong việc giới thiệu các tính năng cảm ứng trên nền tảng này. Đến năm 2010, Nokia hợp tác với Intel để phát triển một nền tảng di động khác nhưng không thành công và quay sang hợp tác với Microsoft về một nền tảng Windows di động mới. Tương tự, bài học về một số hãng công nghệ khác như HTC First (điện thoại Facebook), chiếc BlackBerry Z10 với hệ điều hành mới BB10, mẫu máy tính bảng Surface RT của Microsoft… đều không thành công vì chưa đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng. Những thất bại này cho thấy doanh nghiệp (DN) cần phải liên tục đổi mới để thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

 

Doanh nghiệp cần liên tục đổi mới để thỏa mãn nhu cầu khách hàng. (Ảnh chỉ mang tính minh họa) 
Ảnh: H.Thúy
Doanh nghiệp cần liên tục đổi mới để thỏa mãn nhu cầu khách hàng. (Ảnh chỉ mang tính minh họa) Ảnh: H.Thúy

 

Tại Việt Nam, TS Đoàn Duy Khương, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết dù Chính phủ đã có nhiều giải pháp mạnh mẽ hỗ trợ nhưng cộng đồng DN mấy năm qua đã phải đối mặt với nhiều rủi ro do sự bất ổn của kinh tế vĩ mô. Tốc độ tăng số lượng DN thành lập mới lần đầu tiên có xu hướng giảm, kể từ khi Luật DN có hiệu lực. Trong 3 năm, từ 2011-2013, trên cả nước đã có hơn 140.000 DN ngừng hoạt động hoặc giải thể.

Ý tưởng kinh doanh là cốt lõi

DN giải thể nhiều, ngoài nguyên nhân khách quan, có thể nói nguyên nhân chính là năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp so với yêu cầu hội nhập. Đây là vấn đề tồn tại lớn nhất sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Trong khi DN nhỏ có quy mô nhỏ, năng lực quản lý hạn chế, thì một số DN lớn chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh dài hạn, chuyên nghiệp, không tập trung vào năng lực cốt lõi, mà đi đầu tư dàn trải, gây lãng phí lớn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến DN, mà còn làm cho cơ cấu kinh tế mất cân đối và tăng trưởng không bền vững - TS Đoàn Duy Khương nhận xét.

Ông Lương Văn Tự, nguyên Trưởng đoàn đám phán Việt Nam gia nhập WTO, cho rằng trong thời đại hội nhập, dòng vốn luân chuyển dễ dàng, công nghệ thông tin nhanh chóng thì ý tưởng kinh doanh giữ vai trò quyết định. DN cần xây dựng chiến lược phát triển, công tác nghiên cứu thị trường phải đặt lên hàng đầu. Về tài chính, DN cần tránh tình trạng vay nóng đầu tư cho dài hạn, khi có biến động thị trường tiền tệ dễ dẫn đến đổ vỡ. Đồng thời, nên đa dạng nguồn vốn, tránh dựa quá nhiều vào một số tổ chức tín dụng, bởi khi họ gặp khó khăn DN sẽ bị tác động. Theo TS Võ Trí Thành, điều “cốt lõi” trong kinh doanh gắn với 2 cụm từ: sứ mệnh kinh doanh và cách thức kinh doanh trong bối cảnh một thế giới đầy biến động và đã có những thay đổi sâu sắc. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo