xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Thị trường” là thị trường nào?

TS BÙI TRINH

Đối với nền kinh tế Việt Nam, nhiều ngành như điện, xăng dầu, hàng không... dường như không hoạt động theo cơ chế thị trường nhưng lại luôn muốn đòi xác định giá bán cho người tiêu dùng (người dân và doanh nghiệp - DN) theo giá thị trường.

Điện, nước, xăng, dầu là những mặt hàng thiết yếu nên dường như giá cả thế nào người sử dụng cũng phải chịu. Các DN kiểu này luôn kêu lỗ trong khi không hề minh bạch về hạch toán cho người sử dụng và lương của những ông/bà giám đốc thường là lương “khủng” so với mặt bằng chung của xã hội. Sẽ không ai phàn nàn gì nếu những người này quản lý tốt, minh bạch và cung cấp cho thị trường những sản phẩm có giá trị. Cách làm kinh tế kiểu lương cao mình cứ nhận, lỗ đã có người khác chịu thì ai làm cũng được! Những DN kiểu này không cần xác định quan hệ giữa cung và cầu, không cần mối quan hệ giữa giá trị và giá cả; dù sản phẩm của họ có tốt hay không, người sử dụng vẫn phải mua nếu không muốn “chết”. Họ còn độc quyền cả về mua và bán; việc chuyển giá, khai gian giá của sản phẩm đầu vào thường xảy ra trong các DN kiểu này, từ đó dẫn đến hạch toán lỗ, chất lượng sản phẩm của những DN độc quyền ra sao người dân và DN đều phải chịu.

Tính toán tỉ suất lợi nhuận trên vốn của các loại hình DN trong những năm gần đây cho thấy tỉ suất lợi nhuận trên vốn và doanh thu của các DN ngoài nhà nước thấp nhất và có xu hướng ngày càng thấp. Điều này lý giải tại sao trong 2 năm gần đây, khi tỉ lệ để dành/GDP và đầu tư/GDP tương đương nhau nhưng nền kinh tế vẫn rất khan hiếm vốn. Và tại sao các DN ngoài nhà nước nếu không là sân sau của các DN quốc doanh thì đã “chết” hàng loạt trong mấy năm gần đây… Với tỉ suất lợi nhuận như vậy, không một DN ngoài nhà nước nào làm ăn ngay ngắn mà có thể chịu được mức lãi suất trên 20% những năm trước đây và khoảng 10% hiện nay.

Vậy là, lượng kiều hối và lượng tiền trong dân thực chất chỉ là “tiền tệ” không thành vốn để đi vào sản xuất do các DN ngoài nhà nước không có động cơ đầu tư. Họ đầu tư mở rộng sản xuất để làm gì khi lãi suất huy động 7%-8% và lãi suất phải trả ngân hàng trên 10% trong khi tỉ suất lợi nhuận trên vốn của họ chỉ là 1%-2%? Như vậy, người dân và các DN ngoài nhà nước ngoài việc đóng thuế để nuôi các “ông vua không ngai” lại còn phải chịu mua những sản phẩm độc quyền với giá cao và giá trị sản phẩm thế nào cũng phải chịu... 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo