xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thủ tục rườm rà

THÁI PHƯƠNG

Thủ tục về cấp phép đầu tư cho doanh nghiệp nước ngoài dù được cải thiện nhưng vẫn nhiêu khê

Ngày 20-11, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Lê Mạnh Hà đã chủ trì buổi đối thoại giữa lãnh đạo các bộ, sở, ban, ngành và các công ty tư vấn, đại diện nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài trên địa bàn TP do Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư TP (ITPC) tổ chức.

Cửa hẹp đầu tư logistics

Ông Châu Huy Quang, Giám đốc Công ty Luật Rajah & Tann LCT Lawyers, cho biết lĩnh vực logistics ở Việt Nam hấp dẫn và thu hút sự quan tâm nhiều của NĐT nước ngoài nhưng việc đầu tư đang gặp khó khăn. Sau 7 năm từ khi gia nhập WTO, Việt Nam đã mở cửa thị trường này 100% cho NĐT nước ngoài nhưng đến tháng 7-2014, UBND TP lại ra văn bản yêu cầu ngưng xem xét cấp phép cho các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở lĩnh vực này. Có NĐT Singapore muốn mở DN logistics ở TP HCM nhưng lại thấy văn bản của TP ngưng xem xét cấp phép, trong khi luật không có vướng mắc gì.

“Trong số 1.000 DN logistics Việt Nam thì đến 80% DN vốn điều lệ thấp, chỉ khoảng 1-2 tỉ đồng nhưng các dự án nước ngoài muốn đầu tư 5-7 triệu USD lại bị hạn chế. Liệu các chính sách có đang bảo hộ DN nội địa?” - ông Quang băn khoăn. Ông Quang cũng dẫn chứng thêm rằng công ty ông có tư vấn cho một dự án logistics rất lớn ở Bà Rịa - Vũng Tàu và vẫn được cơ quan chức năng cấp phép bình thường, không bị hạn chế như ở TP HCM.

Doanh nghiệp làm thủ tục ở Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Doanh nghiệp làm thủ tục ở Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Nhiều DN cũng đề nghị Bộ Công Thương, UBND TP làm rõ nội dung quy định trong Nghị định 140/2007 về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics để DN nước ngoài quan tâm đến lĩnh vực này có thể đầu tư.

Phó Chủ tịch UBND TP Lê Mạnh Hà lý giải việc TP HCM có văn bản ngưng xem xét cấp phép logistics nhằm bảo đảm tính pháp lý cho DN. “Làm không đúng luật thì rất nguy hiểm, chứ TP không phải hạn chế, cấm đoán gì” - ông Hà khẳng định. Đại diện Bộ Công Thương cũng cho biết đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị giải thích rõ nội dung này và sẽ nghiên cứu sửa đổi.

Doanh nghiệp nản lòng

Đại diện Công ty Tư vấn luật Baker & McKenzie Vietnam cho rằng thủ tục giải thể, phá sản đối với DN nước ngoài cũng quá rườm rà đang làm nản lòng các NĐT. Một DN FDI đầu tư trong lĩnh vực sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời nhưng do cạnh tranh gay gắt với hàng Trung Quốc nên phải đóng cửa nhà máy. “Đến khi làm thủ tục phá sản, cơ quan chức năng yêu cầu phải đóng thuế trên vốn điều lệ 1 triệu USD khiến họ gặp rất nhiều khó khăn. Thủ tục khắt khe đang đẩy NĐT ra khỏi Việt Nam” - đại diện hãng luật nói.

Trong khi đó, các DN Nhật Bản đang làm ăn tại Việt Nam lại cho rằng các vấn đề vướng mắc là lao động, thuế, hải quan và thực thi pháp lý đã gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của họ. Theo đại diện Công ty Luật Nagashima Ohno & Tsunematsu, rất nhiều DN Nhật Bản than phiền về thuế, hải quan. Có DN Nhật dù được tòa tuyên thắng trong vụ kiện nhưng cơ quan thi hành án ở TP HCM lại từ chối khiến việc thực thi không kịp thời, DN mất một khoản tiền lớn.

“Truyền thống của DN Nhật thường là nghe người đi trước, tiếng nói của những DN đang làm ăn ở Việt Nam có tác động rất lớn đến quyết định đầu tư của DN tiềm năng. Do đó, nỗ lực giải quyết khó khăn vướng mắc của chính quyền TP với NĐT Nhật rất quan trọng và tác động đến việc thu hút đầu tư từ Nhật Bản trong tương lai” - vị đại diện này nhận xét.

Chia sẻ với các DN, bà Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP, cho biết nhiều hoạt động cải cách thủ tục hành chính đã rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ nhưng vẫn còn vượt do với quy định do nhiều nguyên nhân. Sở đang triển khai nhiều giải pháp để tiếp tục cải cách như áp dụng công nghệ thông tin, công khai thông tin hồ sơ trên website, nhận cung cấp thông tin của NĐT qua email, giảm tối đa việc xin ý kiến các cấp - bộ - ngành...

Từ giữa tháng 11, sở đang thử nghiệm cho đăng ký đầu tư trực tuyến qua mạng và thay đổi thông tin hồ sơ pháp lý của DN nước ngoài. Mục tiêu của TP là giảm 30% thời gian xử lý hồ sơ như hiện nay. 

Công ty luật sống khỏe

Ông Châu Huy Quang cho biết ở Việt Nam, những công ty luật ăn nên làm ra chủ yếu gắn liền với việc “chạy giấy phép”. Thủ tục quá nhiều và nhiêu khê, bản thân các NĐT không muốn chi phí cho việc này nhưng vẫn phải làm. Ở Đà Nẵng, rất ít công ty luật phát triển được vì thủ tục cấp phép đầu tư ở đây không rườm rà như các tỉnh, thành khác và DN có thể tự làm. “Chúng tôi vừa thành lập chi nhánh công ty ở Đà Nẵng, trong vòng 1 ngày, Sở Tư pháp Đà Nẵng cấp phép ngay, còn TP HCM phải mất khoảng 2 tuần” - ông Quang dẫn chứng.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo