xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thương mại điện tử thụt lùi

THANH NHÂN

Khung pháp lý chưa đầy đủ, thiếu nhân lực, tính an toàn thông tin chưa cao… là những hạn chế khiến thương mại điện tử chưa phát triển mạnh

Ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử (TMĐT) và Công nghệ Thông tin (VECITA) - Bộ Công Thương, cho biết Việt Nam hiện có 120 triệu thuê bao di động kết nối internet; gần 1/3 số dân (khoảng 30 triệu) sử dụng internet. Ngoài ra, 95% doanh nghiệp (DN) tại Việt Nam là DN vừa và nhỏ, các DN này ngày càng ứng dụng TMĐT để tiếp cận thị trường, khách hàng.

Chỉ 10% mua sắm qua TMĐT

Số liệu đưa ra tại Diễn đàn TMĐT Việt Nam 2012 do Sở Công Thương TPHCM phối hợp với Hiệp hội TMĐT Việt Nam tổ chức sáng 14-12 cho thấy tại TPHCM, theo thống kê năm 2012, có 97,3% DN kết nối internet, tăng 5,7% so với 2 năm trước; 82,8% hộ gia đình kết nối internet, tăng 7,2% so với 2 năm trước.
 
Các DN chủ yếu dùng email để chào hàng hoặc mua bán hàng hóa, 43%-53% DN sử dụng website để giao dịch TMĐT. Ngoài đối tượng thương nhân trên địa bàn ứng dụng TMĐT chiếm tỉ lệ rất lớn (khoảng 30% DN đang hoạt động trên địa bàn, tương ứng với khoảng 30.000 DN) còn có các tổ chức, cá nhân thiết lập, quản trị các mạng xã hội để thực hiện giao dịch TMĐT...
img
Văn phòng Nhóm Mua tại TPHCM thông báo đóng cửa từ ngày 11-12-2012 do mâu thuẫn nội bộ. Ảnh: HỒNG THÚY

Tuy nhiên, tỉ lệ người tiêu dùng mua sắm thông qua hình thức TMĐT chỉ còn 10%. Theo ông Hà Ngọc Sơn, Phó trưởng Phòng Kỹ thuật An toàn và Môi trường - Sở Công Thương TPHCM, nguyên nhân chính khiến tỉ lệ mua sắm online giảm là do người tiêu dùng không tin vào chất lượng sản phẩm mua trên mạng. Đặc biệt gần đây, các vụ lùm xùm liên quan đến các trang mạng hoạt động kiểu đa cấp lừa đảo như MB24, trang dealsoc.vn ngưng hoạt động, nhommua.com tạm ngưng hoạt động do mâu thuẫn nội bộ… khiến người tiêu dùng càng nghi ngại về tính an toàn của các giao dịch TMĐT.

Số liệu của VECITA cũng cho thấy năm 2012 nổi lên một số tồn tại của TMĐT như mô hình kinh doanh TMĐT bất chính lợi dụng hình thức như bán hàng đa cấp online, một số trang mua theo nhóm đóng cửa, tin rác trên thư điện tử vẫn còn nhiều, việc sử dụng chứng thư điện tử chưa phổ biến…

Quản lý rối rắm, nhập nhằng

Cũng theo các cơ quan chức năng, vấn đề quản lý Nhà nước đối với TMĐT còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Ông Hà Ngọc Sơn dẫn chứng: Hầu hết các trang TMĐT đều số hóa các giao dịch, rất khó xác định được người bán hàng là ai, có đủ chức năng hoạt động bán hàng theo đúng quy định pháp luật hay không. Khi không xác định được người bán là ai, ở đâu thì rất khó quản lý. Nhiều lần, Sở Công Thương TPHCM phải nhờ đến sự hỗ trợ của Trung tâm Internet Việt Nam để tìm thông tin DN.

Ông Lê Minh Loan, Trưởng Phòng Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50), cũng cho rằng Nghị định 97 của Chính phủ về quản lý trang tin điện tử và cung cấp dịch vụ internet có nhiều nội dung quản lý giao thoa giữa Bộ Công Thương, Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.
 
Tuy nhiên, sự phối hợp của các bộ này chưa tốt dẫn đến thực trạng rất nhiều sàn TMĐT hoạt động nhưng không có số liệu tổng hợp chính thức về các sàn này cũng như sàn nào đã được cấp phép, sàn nào hoạt động chui. Trong khi đó, người dân rất cần những thông tin cụ thể để có thể tự vệ, tránh những trang web chưa được cấp phép. Ngoài ra, đang có sự nhập nhằng trong phân công trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý... Sở Công Thương được giao tổ chức thực hiện phát triển TMĐT trên địa bàn nhưng trong các quy định pháp luật, vai trò của Sở Công Thương còn rất hạn chế.

Để tháo gỡ những vướng mắc trên, ông Trần Hữu Linh cho biết Bộ Công Thương đã trình Chính phủ các phương án chấn chỉnh hoạt động TMĐT. Có thể năm 2013, nghị định bổ sung, sửa đổi quản lý TMĐT sẽ được ban hành.

Nhiều sàn TMĐT bị điều tra

Theo ông Lê Minh Loan, trong năm 2012, có ít nhất 3 sàn giao dịch TMĐT trực tuyến bị khởi tố điều tra. Tiêu biểu nhất là Công ty CP Đào tạo Mua bán trực tuyến MB24, Công ty TMDV Cộng Đồng Việt và Công ty CP Đầu tư Tâm Mặt Trời. Với hình thức tổ chức kinh doanh theo kiểu đa cấp nhưng về bản chất là kênh huy động vốn, lấy tiền của người sau trả cho người trước, 3 công ty này đã huy động gần 1.000 tỉ đồng của các thành viên tham gia.
 
Điểm chung của các sàn TMĐT lừa đảo là sử dụng phương thức thanh toán qua ngân hàng, chủ yếu yêu cầu chi nhánh, người tham gia chuyển tiền vào tài khoản chỉ định và đa số là tài khoản cá nhân của tổng giám đốc chẳng hạn. Số tiền này sẽ được cá nhân sử dụng hoặc chuyển sang các kênh đầu tư khác.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo