xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trục lợi từ cổ phần hóa

Diệp Văn Sơn

Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công Thương, đã có vi phạm trong cổ phần hóa Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang; kê khai tài sản, thu nhập không đúng.

Nhớ lại, sau vụ việc Trịnh Xuân Thanh bị phanh phui, công luận mới để mắt đến khối tài sản của bà Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa (!?). Công luận đã chỉ ra nguồn gốc phát sinh tài sản "khủng" của cá nhân và gia đình bà là từ cổ phần hóa Công ty Bóng đèn Điện Quang.

Thực tiễn triển khai cổ phần hóa doanh nghiệp (DN) nhà nước những năm qua bên cạnh những thành công đã bộc lộ không ít lỗ hổng, tạo cơ hội cho những người đang nắm giữ cương vị quản lý có thể trục lợi, nói cách khác là không ít tài sản công chảy vào túi tư nhân gần như khó kiểm soát.

Chiêu thức thường xảy ra và được phanh phui trong các vụ cổ phần hóa tai tiếng là định giá thấp giá trị còn lại của tài sản, đặc biệt là giá trị quyền sử dụng đất. Đã có không ít mảnh "đất vàng", có giá trị cao tại các thành phố lớn rơi vào tay tư nhân với giá rất thấp. 

Theo đoàn giám sát của Quốc hội, có đến 85% DN chọn thuê đất để không phải xác định giá trị vào tài sản DN. Tiếp đến là sự mập mờ, thiếu minh bạch, không công khai định giá tài sản, không công khai đối tượng mua cổ phần để một số đối tượng nắm giữ thông tin đứng ra "dàn cảnh" mua bán với giá thấp hơn giá thị trường rất nhiều. Cuối cùng là hạ giá tài sản nhà nước trong DN bằng việc "thả" cho DN thua lỗ triền miên trước khi cổ phần hóa. Với chiêu thức này, vẫn những lãnh đạo, thị trường và công nghệ đó nhưng sau khi cổ phần hóa, DN đột nhiên có lợi nhuận cao.

Để ngăn chặn trục lợi cổ phần DN nhà nước, trước tiên phải được đưa ra bán đấu giá công khai, nếu không thành công thì đưa ra chào bán giá cạnh tranh (đấu giá theo điều kiện). Khi cả 2 bước này không thành công mới bán cổ phần theo thỏa thuận. Khi đấu giá công khai thì người mua cũng được công khai và cạnh tranh sòng phẳng với nhau. Điều này tránh việc thỏa thuận giữa 2 bên, lãnh đạo DN nhà nước muốn bán cho người nào là xây dựng chính sách, điều kiện có lợi cho người đó. 

Để tránh việc lãnh đạo hạ thấp giá trị DN trước khi cổ phần hóa, nhà nước cần kiểm tra, giám sát DN để hoạt động theo đúng năng lực; tăng cường xử lý các vấn đề về tài chính trước và trong quá trình cổ phần hóa nhằm bảo đảm ngăn chặn thất thoát vốn và tài sản nhà nước. Khi tiến hành cổ phần hóa, phải định giá theo giá thị trường chứ không theo giá nhà nước.

Bên cạnh đó, đất đai và xác định giá trị quyền sử dụng đất trong giá trị DN cổ phần hóa, trong đó tính cả giá trị về lợi thế thương mại của quỹ đất vào giá trị đất đai nhằm hạn chế việc lợi dụng để ôm đất vàng giá rẻ.

Thiết nghĩ, khi cổ phần hóa DN nhà nước, phải tăng cường tính công khai, minh bạch trong quá trình mua bán cổ phần, có sự tham gia của các tổ chức tư vấn, chuyên gia độc lập và tăng cường thanh tra, kiểm toán. Bên cạnh đó, xử lý nghiêm minh những cán bộ, quan chức có khối tài sản lớn có dấu hiệu bất minh.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo