xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

VAFI “mơ” lãi suất tiền gửi 1%

LINH ANH

Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam vừa có văn bản kiến nghị Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính cần đặt ra mục tiêu đưa lãi suất tiền gửi giảm về mức 1%/năm như các nước trong khu vực

Theo Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), mức lãi suất huy động giảm về 1%/năm có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế nhưng nếu không có các giải pháp cơ bản để thực hiện thì mục tiêu đưa lãi suất tiền đồng về mức 2%-3%/năm cũng là xa vời và không bao giờ đạt được. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng đề xuất của VAFI là “hoang tưởng” bởi so sánh điều kiện kinh tế vĩ mô của Việt Nam với các nước là khập khiễng.

Dọn dẹp các ngân hàng yếu kém

“Yêu cầu cần có kế hoạch đưa lãi suất tiền gửi VNĐ về 1%/năm trong thời hạn 5-7 năm tới sẽ có nhiều người nói đây là mục tiêu hoang tưởng nhưng rất nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới đã thực hiện chính sách lãi suất thấp, lãi suất huy động bằng 0%, thậm chí âm (người gửi tiền vào ngân hàng (NH) không được hưởng lãi suất mà còn mất phí). Hệ thống giải pháp tài chính tiền tệ mà VAFI đề xuất không phải do hiệp hội tự nghĩ ra mà là trên cơ sở mất thời gian, công sức nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm của thế giới” - lãnh đạo VAFI lập luận.

VAFI kiến nghị Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính cần đặt ra mục tiêu 5-7 năm tới đưa lãi suất tiền gửi giảm về mức 1%/năm Ảnh: Tấn Thạnh
VAFI kiến nghị Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính cần đặt ra mục tiêu 5-7 năm tới đưa lãi suất tiền gửi giảm về mức 1%/năm Ảnh: Tấn Thạnh

Muốn giảm mạnh lãi suất, theo VAFI, cần đẩy mạnh cải tổ hệ thống NH thương mại trong nước, chỉ duy trì khoảng 15 NH cổ phần bằng cách kiên quyết cho giải thể, phá sản những NH yếu kém, không để các NH này phá vỡ trật tự trong huy động vốn, tín dụng.

Khuyến khích NH nước ngoài quy mô lớn mua lại các tổ chức tín dụng yếu kém - đây là con đường dễ dàng mà ít gặp trở ngại, được đa số cổ đông trong NH yếu kém ủng hộ. Tăng tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực NH lên mức 49% (có chọn lọc đối tác chiến lược) nhằm tạo thuận lợi để xóa bỏ tình trạng cổ đông cá nhân hay nhóm cổ đông cá nhân thâu tóm, lũng đoạn NH.

“Nên chuyển cổ phần đa số của các NH thương mại cổ phần nhà nước về SCIC (Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước) quản lý nhằm chấm dứt tình trạng NH Nhà nước “vừa đá bóng vừa thổi còi” và chỉ nên thực hiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực NH bởi chưa có nước nào NH Nhà nước đứng ra làm đại diện cho cổ đông nhà nước” - đại diện VAFI nhận xét.

Ngoài ra, hiệp hội này còn đề xuất hàng loạt giải pháp để NH Nhà nước kiểm soát chính sách tỉ giá ổn định trong trung, dài hạn.

Với Bộ Tài chính, VAFI đề nghị phải kiểm soát được giá đất, bảo đảm thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, không để tái diễn những đợt sốt giá đất xảy ra trong tương lai bằng ban hành Luật Thuế tài sản.

Đẩy mạnh phát triển thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu trong nước và giảm lộ trình thâm hụt ngân sách, giảm nợ công xuống mức tối đa và cân bằng thu chi ngân sách trong 10 năm tới.

Khó giảm thêm lãi suất huy động

Ngay khi đề xuất của VAFI đặt lên bàn của NH Nhà nước và Bộ Tài chính, các chuyên gia kinh tế cho rằng đây là đề xuất “hoang tưởng” trong thời điểm này. Đáp lại, VAFI tiếp tục có văn bản lý giải toàn bộ kiến nghị, trong đó cho rằng không hề yêu cầu thống đốc NH Nhà nước điều chỉnh ngay mà đưa lãi suất VNĐ về mức 1%/năm là mục tiêu và đòi hỏi sự nỗ lực, cầu thị của các nhà hoạch định chính sách tại NH Nhà nước và Bộ Tài chính.

“Nếu không có giải pháp thì mục tiêu giảm sâu mặt bằng lãi suất chỉ là xa vời và không thể đạt được, chưa nói nguy cơ lạm phát cao và lãi suất huy động tăng trở lại nếu Chính phủ không có giải pháp phòng vệ để ngăn ngừa những cơn sốt đất xảy ra trong tương lai như đã từng xảy ra trong quá khứ” - đại diện VAFI giải thích.

Bình luận về đề xuất của VAFI, chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh cho rằng chính sách lãi suất phụ thuộc vào đồng tiền của một quốc gia và chính sách cung tiền của quốc gia đó nên không có chuyện cả thế giới bằng nhau và cạnh tranh bằng lãi suất.

Nếu lạm phát của Việt Nam năm nay được kiểm soát ở mức 5%, nghĩa là tiền đồng mất giá 5% và lãi suất phải đi theo. Chưa kể, lãi suất còn phụ thuộc vào kiểm soát tỉ giá (thị trường ngoại hối không tốt sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn ra - vào Việt Nam) nên không thể so sánh với các nước khác.

“Giảm lãi suất phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của NH Nhà nước. Lạm phát năm nay ở mức 5% còn phải bảo đảm lãi suất thực dương nên lãi suất huy động sẽ ở mức 5,5%-6%/năm và cho vay ra từ 9%-10%/năm. Muốn hạ lãi suất phải tính đến các yếu tố này chứ không thể đề xuất khơi khơi” - TS Vũ Đình Ánh phân tích.

Theo TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), rất khó giảm thêm lãi suất trong năm nay. NH Nhà nước nói sẽ cố gắng giảm lãi suất trung, dài hạn thêm 1%-1,5%/năm bằng giải pháp chủ yếu trong Thông tư 36 là nâng tỉ lệ vốn huy động ngắn hạn cho vay trung, dài hạn, một số chương trình hỗ trợ liên kết, cho vay nông nghiệp nông thôn…

“Nhưng năm nay cực kỳ khó giảm thêm lãi suất huy động vì trái phiếu Chính phủ bởi kể cả để đảo nợ lẫn đầu tư mới cần phát hành khoảng hơn 400.000 tỉ đồng. Chưa kể, hạ lãi suất trong bối cảnh đồng USD tăng giá là cực kỳ khó khăn và phải xem xét mức lãi suất mà người dân nắm giữ các loại tài sản tài chính khác” - TS Thành nhận xét.

Lạm phát năm nay khoảng 3%

Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1-2015 tiếp tục đà giảm và lạm phát cơ bản đã giảm xuống 2,6% sau 4 tháng (tính đến cuối năm 2014). Việc giảm giá dầu thô sẽ tác động hỗ trợ nên cơ quan này dự báo lạm phát năm nay sẽ được kiểm soát ở mức 3%.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo