xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vật vã trong cơn đại hạn

Bài và ảnh: Lê Trường

Nhiều cư dân vùng tâm hạn ở Ninh Thuận đã phải tha hương cầu thực, số còn lại đến những lòng hồ thủy lợi còn chút ít nước để sống lây lất qua ngày

Hạn hán nghiêm trọng đã xảy ra tại Ninh Thuận hơn năm qua khiến đời sống của hàng chục ngàn người lâm cảnh khốn khó.

Cái khó cứ đeo bám dai dẳng

Những ngày cuối tháng này, chúng tôi về huyện Thuận Nam - một trong những nơi bị hạn gay gắt của tỉnh Ninh Thuận. Nhiều thôn xóm chúng tôi đi qua, hàng chục cánh đồng thường ngày xanh rì lúa nhưng nay đã hoang vắng do không có nước tưới.

Để vượt qua cơn đại hạn, người dân ở huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận phải cất chòi tạm ở khu vực lòng hồ Sông Sắt để kiếm sống
Để vượt qua cơn đại hạn, người dân ở huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận phải cất chòi tạm ở khu vực lòng hồ Sông Sắt để kiếm sống

Bà Thị Hoa (64 tuổi; ngụ thôn Vụ Bổn, xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam) buồn bã cho biết 6 người trong gia đình bà sống nhờ vào 6 sào lúa 2 vụ/năm nhưng 3 mùa rồi không thể gieo cấy vì khô hạn khốc liệt. “Từ cuối tháng 11-2015 đến nay, gia đình tôi dài cổ chờ mưa. Bốn người lớn phải chạy từng bữa ăn để lo cho 2 đứa nhỏ đang tuổi học. Vì sợ vay mượn hoài sẽ đổ nợ, 2 thằng con và đứa con dâu phải vào tận Đồng Nai làm thuê, giao 2 đứa nhỏ lại cho tôi. Mười bữa nửa tháng, tụi nó gửi chút ít tiền về, bà cháu lây lất qua ngày” - bà Hoa than thở.

Cùng cảnh khốn khó như bà Hoa, vợ chồng anh Thành Kim Hing (ngụ thôn Văn Lâm, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam) có 3 đứa con đang ăn học nhưng gia đình chỉ có hơn 1 sào ruộng. “Mấy năm trước, nhờ có ruộng lúa nên không phải lo gạo. Chi phí hằng ngày lấy từ khoản làm thuê của vợ chồng tôi. Nắng hạn quá, ruộng phải bỏ hoang, tôi đi chăn dê thuê cho người quen ở Phú Quý, cách nhà hơn 5 cây số, vài ba ngày mới về một lần. Vợ tôi thì đi lượm phân bò, phơi khô bán, mỗi ngày được vài chục ngàn đồng. Khổ lắm nhưng không biết làm sao” - anh bộc bạch. Theo anh Hing, đến tháng 6-7 mà trời không mưa thì người dân bỏ quê đi làm thuê sẽ tiếp tục tăng.

Đó là tình cảnh của hàng trăm hộ dân ở huyện Thuận Nam. Người có ruộng phải bỏ hoang vì thiếu nước tưới, người thiếu đất sản xuất phải đi xa làm thuê vì ở địa phương không ai mướn. Cái khó cứ đeo bám dai dẳng những nông dân chân lấm tay bùn miền gió cát này.

Theo thống kê sơ bộ của huyện Thuận Nam, vụ đông xuân 2015 -2016, toàn huyện có trên 1.500 ha đất ngừng sản xuất. Số hộ bỏ quê đi làm thuê ngày càng nhiều. Tuy chưa thống kê đầy đủ số hộ nghèo, cận nghèo của toàn xã nhưng chắc chắn rằng con số này cao hơn năm trước.

Bám nước để sống

Trong khi những hộ nghèo ở huyện Thuận Nam phải xa quê để tìm kế sinh nhai giữa cơn đại hạn thì tại Bác Ái, huyện vùng cao của tỉnh Ninh Thuận, rất nhiều hộ đồng bào dân tộc Raglai phải đến lòng hồ thủy lợi cất chòi để chăn nuôi, trồng tỉa.

Năm người trong gia đình bà Pinăng Thị Thêm (xã Phước Thành) có gần 7 sào ruộng nhưng không xuống giống được vì thiếu nước, phải dắt díu nhau xuống lòng hồ Sông Sắt cất chòi tạm và trồng gần 1 ha bắp. Do nắng hạn, không có tiền đầu tư, rẫy bắp của bà Thêm thu hoạch chỉ hơn 16 bao, phơi khô bán được gần 6 triệu đồng. “Nhờ tiền bán bắp mà gia đình tôi sống tạm trong những ngày chờ mưa” - bà Thêm nói.

Cùng di tản xuống hồ Sông Sắt, ngoài bà Thêm còn có 17 hộ khác với trên 60 người. Những gia đình có con lớn thì đóng cửa nhà ở ngoài làng, mang cả gia đình vào lòng hồ. Những hộ có con đang đi học thì người lớn ban ngày vào hồ, tối trở về nhà. Vợ chồng anh Chamalé Hoàng cho biết: “Ban ngày, 2 đứa con tụi tui phải nhờ bà ngoại đưa đi học, trưa ăn cơm với bà. Đến tối mịt, vợ chồng tui mới về nhà. Thà khổ vậy còn hơn đói”.

Sông Sắt là hồ thủy lợi lớn nhất tỉnh Ninh Thuận với dung tích thiết kế 70 triệu m3 nước thuộc xã Phước Thành. Hiện nước đã xuống rất thấp, chỉ còn hơn 1/4. Đất vùng lòng hồ còn độ ẩm cao, phù hợp với các loại cây ngắn ngày như bắp, đậu xanh, đậu ván... Nước lòng hồ cạn đến đâu, người dân tận dụng trồng trọt đến đó. Ngoài thu nhập từ nông sản bán được, phụ phẩm cây trồng còn cho bò, dê ăn. Nhờ đó, nhiều gia đình ở đây tạm thời không bị đói do hạn hán kéo dài.

Chỉ được sản xuất tạm trong cơn hạn

Thông cảm với tình cảnh của người dân, chính quyền địa phương cho họ tạm mưu sinh dưới lòng hồ Sông Sắt. UBND huyện Bác Ái vừa yêu cầu các hộ này cam kết chỉ tạm sản xuất để kiếm sống, vượt khó trong lúc hạn hán. Khi mưa đến, bà con phải trở về làng, trả lại nguyên trạng cho lòng hồ.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo