xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xuất khẩu qua kênh siêu thị (*): Đường còn dài

Thái Phương - Thanh Nhân

Ngoài việc bảo đảm chất lượng, quy chuẩn, hàng Việt còn phải xây dựng được thương hiệu mới mong tiêu thụ tốt trên kệ hàng ở siêu thị ngoại

Dù cơ hội rất lớn nhưng theo các doanh nghiệp (DN), để xuất khẩu qua kênh siêu thị là không đơn giản. Ông Trần Anh Hoàng, Giám đốc Công ty Thực phẩm Linh Anh, nhận xét: Xuất khẩu qua kênh siêu thị là hướng đi tốt nhưng không phải DN nào cũng đáp ứng được. Chẳng hạn, nếu đưa hàng vào siêu thị tại Việt Nam, một sản phẩm phải đáp ứng khoảng 5 tiêu chí thì khi xuất sang thị trường châu Âu, châu Mỹ qua kênh siêu thị phải cần đến 15 tiêu chí.

Cửa hẹp cho doanh nghiệp nhỏ

Lý giải điều này, ông Khuất Quang Hưng, đại diện Metro Cash & Carry Việt Nam, cho biết tùy nhu cầu thị trường mà nhà xuất khẩu có những lựa chọn thích hợp. Chẳng hạn, thủy sản Việt Nam được ưa chuộng ở châu Âu; hàng phi thực phẩm thì có thị trường rộng hơn, ở cả châu Âu và châu Á. DN cung cấp hàng cho Metro xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chí riêng, trước tiên phải đạt 1 trong 3 tiêu chuẩn: GlobalGAP, chất lượng do Metro đưa ra hoặc HACCP. Song song đó, phải bảo đảm cung ứng tối thiểu 8 tấn sản phẩm/năm, có kinh nghiệm xuất khẩu hàng sang châu Âu và cuối cùng là mức giá phù hợp.

Phó Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thị Thu Hà và Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Hồng (thứ 2 và thứ 3 từ phải sang) tham dự Tuần lễ hàng Việt Nam ở siêu thị Fairprice, Singapore Ảnh: THU HƯƠNG
Phó Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thị Thu Hà và Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Hồng (thứ 2 và thứ 3 từ phải sang) tham dự Tuần lễ hàng Việt Nam ở siêu thị Fairprice, Singapore Ảnh: THU HƯƠNG

Bộ phận thu mua của tập đoàn đang làm việc với một số nhà cung cấp để xuất khẩu rau củ quả sang Nga và tìm mua một số mặt hàng gia vị nhưng chưa tìm được nhà cung cấp đủ năng lực. “Nhiều DN đã xây dựng được tiêu chuẩn quốc tế cho sản phẩm nhưng chỉ những DN lớn mới đủ điều kiện đáp ứng tiêu chuẩn về sản lượng, kinh nghiệm xuất khẩu…; còn các DN nhỏ chưa có nhiều cơ hội tham gia kênh bán hàng này” - ông Hưng nhận xét.

Theo đại diện Lotte Mart, hàng hóa xuất qua hệ thống này, ngoài tiêu chí lựa chọn và đánh giá sản phẩm còn đi kèm với chất lượng (so sánh sản phẩm nhập khẩu khác), mức giá, ngành hàng khách hàng Hàn Quốc yêu thích, tiêu chuẩn luật nhập khẩu Hàn Quốc; đồng thời còn phụ thuộc vào đánh giá DN TP HCM của MD Lotte Mart Hàn Quốc và điều tra thị trường. Để hạn chế rủi ro trong quá trình xuất nhập khẩu, các nhà cung cấp Việt Nam sẽ làm việc với nhà nhập khẩu trực tiếp như Lotte Mart Korea, Lotte Trading, Lock & Lock Korea, Hyosung International, Global JC…

Hạn chế về thương hiệu

Theo các DN, xuất khẩu qua siêu thị là kênh hiệu quả để DN đẩy mạnh phân phối hàng hóa ra thị trường thế giới. Một khi xuất hiện tại các hệ thống siêu thị lớn, hàng hóa của DN đã được “bảo chứng” bởi thương hiệu của nhà bán lẻ. Như vậy, DN vừa bán được hàng vừa nhẹ trong khâu xúc tiến thị trường.

Bà Lê Thanh Lâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Saigon Food, cho rằng đây là cơ hội tốt nếu DN biết tận dụng nhưng đang có mâu thuẫn trong câu chuyện này. Những DN nội địa tầm cỡ, có quy mô, thế mạnh và thương hiệu đều có thị trường xuất khẩu lâu năm, đã có khách hàng. Trong khi đó, những DN nhỏ, sản xuất nhỏ lẻ, không đáp ứng đủ máy móc, thiết bị và yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật nên việc xuất khẩu ra nước ngoài là rất khó.

Tham gia bán hàng cho một số hệ thống siêu thị ngoại nhưng lượng hàng của Công ty Vinamit xuất khẩu được qua kênh này không đáng kể. Theo ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Vinamit, hàng Việt Nam bán tại các kênh siêu thị ở nước ngoài không nhiều do thương hiệu chưa được nhận biết. Chỉ những nơi DN có làm thị trường thì mới tiêu thụ khá. Thế nhưng, nếu tại thị trường đó, DN đã tự thâm nhập, xây dựng kênh tiêu thụ thì không cần thông qua kênh phân phối của các nhà bán lẻ.

Ở góc nhìn của người trong cuộc, ông Khuất Quang Hưng cho rằng nhãn mác hàng Việt tại nước ngoài khó đọc, chưa được người tiêu dùng nhận biết và tin dùng. Nếu chỉ dựa vào lực của DN thì rất khó xây dựng thương hiệu cho hàng Việt ở nước ngoài mà đòi hỏi phải có sự hỗ trợ xúc tiến thương mại từ phía nhà nước, có chính sách giới thiệu quảng bá thiết thực, quy mô, mang tính hệ thống hơn. Những hỗ trợ này đặc biệt cần thiết đối với các DN, nhất là DN nhỏ, để thông qua đó, hàng hóa thương hiệu Việt từng bước tiếp cận khách hàng các nước qua kênh siêu thị. 

 

Bán cái thị trường cần

GS-TS Võ Tòng Xuân cho rằng đưa hàng Việt qua kênh siêu thị đến các nước là hướng đi đúng của DN. Tuy nhiên, quan trọng là cách làm. DN cần chủ động tìm kiếm những mặt hàng đối tác cần. Muốn vậy, họ phải khảo sát, tìm hiểu các sản phẩm đang có mặt ở siêu thị nước ngoài, xem nhu cầu của người tiêu dùng là gì. Ví dụ, hiện các sản phẩm snack khoai tây chiên, khoai lang chiên bán rất chạy, mỗi siêu thị có hàng chục loại của những thương hiệu khác nhau. Nay, DN Việt có thể “biến hóa” không phải mặt hàng này mà là chuối chiên (banana chip) rồi chào hàng cho ăn thử. Nếu sản phẩm ngon thì không sợ hàng mình không bán được.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo