Lấy bằng sáng chế ở Mỹ khó cỡ nào?

Có tới 86-90% đơn xin cấp bằng sáng chế tại Mỹ bị từ chối và thời gian chờ đợi để được xét duyệt cấp bằng sáng chế cũng ngót ngét 3 năm.

Mặc dù xin cấp bằng sáng chế tại Mỹ vừa đứng trước nguy cơ cao bị từ chối, vừa tốn một khoản chi phí không nhỏ và mất thời gian chờ đợi, nhưng bằng sáng chế tại Mỹ luôn là một trong những bằng sáng chế "danh giá" nhất mà các nhà khoa học, phát minh hay các công ty mong muốn có được. Vì, bằng sáng chế tại Mỹ không chỉ giúp sản phẩm, phát minh của các tổ chức, cá nhân được bảo hộ tại quốc gia này mà còn là cơ sở tham chiếu có giá trị trong trường hợp cần đăng ký sáng chế tại một quốc gia khác.

Tuy nhiên, dữ liệu thống kê từ các công ty luật tại Mỹ cho thấy để được cấp bằng sáng chế tại Mỹ, các tổ chức, cá nhân không chỉ phải chờ đợi trong khoảng thời gian dài, khoảng 30 tháng, mà còn đứng trước nguy cơ bị từ chối khá cao, thông thường tỷ lệ này là 86-90% tùy từng lĩnh vực. Trong đó, theo PatentPC, thiếu tính hữu dụng là một trong 9 lý do phổ biến khiến các đơn xin cấp bằng sáng chế tại Mỹ bị từ chối. Một sáng chế hay phát minh của một tổ chức, cá nhân chỉ được cấp bằng sáng chế khi Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ (USPTO) – văn phòng cấp bằng sáng chế khắt khe nhất thế giới, xác định được tính hữu dụng của sáng chế, phát minh đó.

Lấy bằng sáng chế ở Mỹ khó cỡ nào?- Ảnh 1.

Với tính hữu dụng cao, Hệ thống máy học tự động tách và phân loại tài liệu, hiện được ứng dụng trong hai sản phẩm tự động hóa akaBot Vision và UBot Invoice của FPT, đã được USPTO cấp bằng sáng chế sớm hơn 7 tháng so với thời gian quy định.

Mới đây, Hệ thống máy học (Machine Learning) tự động tách và phân loại tài liệu của FPT đã trở thành một trong số ít phát minh có thời gian xét duyệt và cấp bằng sớm trước 7 tháng so với thời gian quy định của USPTO. Phát minh này của FPT được xếp loại bằng sáng chế hữu ích (Utility Patent). Hệ thống máy học tự động tách và phân loại tài liệu của FPT có khả năng tự động triển khai và xử lý đa dạng tài liệu đầu vào như: hóa đơn mua bán, hóa đơn thuế, phiếu đóng gói hàng hóa, chứng từ giao hàng, hợp đồng... để tách và phân loại thành một hoặc nhiều tài liệu phụ có nội dung riêng biệt. Hiện Hệ thống này được FPT ứng dụng trong hai sản phẩm tự động hóa akaBot Vision và UBot Invoice hỗ trợ xử lý thông minh tới 300-400 bộ tài liệu/ngày trong các quy trình nghiệp vụ cho hơn 1.500 khách hàng. Bên cạnh đó, cộng hưởng với công nghệ lõi RPA của akaBot, phát minh này giúp giảm thời gian tách và phân loại dữ liệu từ 15 phút xuống 5-10 giây cho một bộ tài liệu. Đây là những yếu tố hàng đầu giúp sáng chế của FPT đạt được tiêu chí "hữu ích" USPTO.

Lấy bằng sáng chế ở Mỹ khó cỡ nào?- Ảnh 2.

Theo chia sẻ của đại diện FPT, việc được cấp bằng sáng chế tại quốc gia tiến tiến như Mỹ đã góp phần chứng minh các giải pháp công nghệ Made by FPT đáp ứng các tiêu chuẩn cao cấp về công nghệ toàn cầu.

Trước đó, năm 2022, FPT cũng đã được USPTO cấp bằng sáng chế về Công nghệ xử lý đám mây điểm 3D (3D PointCloud) nhằm thực hiện các tác vụ trong lĩnh vực thị giác máy tính 3D (3D computer vision), ví dụ như nhận dạng vật thể trên hình ảnh 3D. Sáng chế này giúp cải thiện độ chính xác trong huấn luyện AI nhận diện vật thể từ 1 góc chụp hình nhờ cơ chế tăng cường hiệu suất tính toán, phân tách đặc trưng của vật thể từ đó giúp dễ dàng tạo ra các giải pháp công nghệ có tính ứng dụng cao. Đồng thời, với cách huấn luyện AI này, lượng dữ liệu đầu vào cần ít hơn so với các cách làm trước đó, tiết kiệm nguồn lực đáng kể.

Không chỉ có bằng sáng chế tại Mỹ, tại Nhật Bản, FPT cũng đã được tổ chức Japan Patent Office (JPO) cấp bằng phát minh sáng chế AI cho Công nghệ nhận diện và xử lý dữ liệu hình ảnh. Công nghệ này có thể được áp dụng không chỉ trong bài toán ước lượng mật độ đối tượng (bao gồm con người, phương tiện giao thông...) mà còn cho nhiều bài toán khác trong lĩnh vực thị giác máy tính. Bằng sáng chế này của FPT được công nhận trên toàn lãnh thổ Nhật Bản và công ty cũng đang xem xét bổ sung hồ sơ để mở rộng phạm vi bảo hộ tại Mỹ và Châu Âu, nơi công nghệ này đang và sẽ tiếp tục được ứng dụng trong nhiều sản phẩm thương mại.

Những bằng sáng chế trên đã giúp FPT tiếp tục khẳng định chất lượng nghiên cứu và tính sáng tạo của các giải pháp độc quyền do công ty phát triển nhưng ở một khía cạnh khác, đây cũng chính là tài sản vô hình vừa giúp công ty gia tăng giá trị, vị thế dẫn đầu trên thị trường vừa nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Vì bất cứ tổ chức, cá nhân nào muốn phát triển sản phẩm, dịch vụ sử dụng một phần hay toàn phần công nghệ mà FPT đã được cấp bằng sáng chế tại các quốc gia Mỹ, Nhật Bản thì đều cần được sự chấp thuận của FPT. Hay nói cách khác, FPT có thể bán hay chuyển giao công nghệ từ bằng sáng chế.

Khánh An

Viết bình luận

Sự kiện "Đầu tư ESG Việt Nam 2024": Giải pháp cho phát triển bền vững

Sự kiện "Đầu tư ESG Việt Nam 2024": Giải pháp cho phát triển bền vững

Doanh nghiệp 10:00

Mới đây, tại TP Hồ Chí Minh, Sự kiện "Đầu tư ESG Việt Nam 2024", được đồng tổ chức bởi Raise Partners và Vietnam Innovators, đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển bền vững của Việt Nam.

Dai-ichi Life Việt Nam nhận danh hiệu “Top 10 Doanh nghiệp Tiêu biểu ASEAN 2024”

Dai-ichi Life Việt Nam nhận danh hiệu “Top 10 Doanh nghiệp Tiêu biểu ASEAN 2024”

Doanh nghiệp 22:26

Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Việt Nam vinh dự nhận danh hiệu “Top 10 Doanh nghiệp Tiêu biểu ASEAN 2024” (Top 10 ASEAN Typical Enterprises 2024) tại Lễ Công bố trao giải ASEAN Award 2024 ở Singapore ngày 18-05-2024.

Tận hưởng nghệ thuật sống tinh tế tại Sycamore

Tận hưởng nghệ thuật sống tinh tế tại Sycamore

Doanh nghiệp 17:00

Với người độc thân, nhà không chỉ để nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng sau những ngày dài làm việc mà còn mang tính biểu tượng và thể hiện đẳng cấp. Vì vậy, họ sẵn sàng đầu tư mạnh vào những dự án cao cấp, nơi có cảnh quan thơ mộng, môi trường trong lành và tiện ích thời thượng nhằm vun đắp trọn vẹn đời sống tinh thần.

Nutifood tặng 1.000 phần quà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Cần Giờ

Nutifood tặng 1.000 phần quà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Cần Giờ

Doanh nghiệp 11:45

Vừa qua, Nutifood thông qua Quỹ Phát triển Tài năng Việt kết hợp cùng Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 4 đã trao tặng 1.000 lon sữa FAMNA với tổng giá trị hơn 450 triệu đồng cho các hộ gia đình nghèo, cận nghèo và trẻ em khó khăn tại huyện Cần Giờ (TP HCM).

Chủ tịch HĐTV EVNSPC thăm Điện lực Phú Quý nhân Tháng Công nhân

Chủ tịch HĐTV EVNSPC thăm Điện lực Phú Quý nhân Tháng Công nhân

Doanh nghiệp 15:38

Chiều 13-5-2024, ông Lê Văn Trang, Chủ tịch Hội đồng thành viên EVNSPC cùng đoàn công tác đã đến thăm hỏi và tặng quà động viên CB-CNV, người lao động tại Điện lực Phú Quý - Công ty Điện lực Bình Thuận nhân Tháng Công nhân năm 2024.

Diễn đàn 200 doanh nghiệp thảo luận triển vọng thị trường xuất nhập khẩu

Diễn đàn 200 doanh nghiệp thảo luận triển vọng thị trường xuất nhập khẩu

Doanh nghiệp 10:30

Sáng 15-5-2024, sự kiện chuyên đề "Triển vọng Thị trường Xuất nhập khẩu" do VietinBank tổ chức tại khách sạn Nikko – Sài Gòn thu hút gần 200 lãnh đạo doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu trên toàn quốc tham gia.

VWS-LA tập huấn PCCC trong mùa nắng nóng

VWS-LA tập huấn PCCC trong mùa nắng nóng

Doanh nghiệp 10:00

VWS-LA thường xuyên mời các chuyên gia, lực lượng PCCC chuyên nghiệp đến tập huấn, đào tạo nhằm nâng cao kiến thức về PCCC cho công nhân, người lao động tại Khu công nghệ Môi trường xanh Long An.