xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lương tối thiểu tăng 6% nhưng lương thực tế chỉ tăng 0,7%

MAI CHI

(NLĐO)- Hôm nay, ngày 20-12, Hội đồng tiền lương Quốc gia sẽ họp phiên thứ 2, đàm phán về điều chỉnh lương tối thiểu năm 2024

Theo báo cáo Tổng thuật về lương tối thiểu khu vực ASEAN trong khủng hoảng từ đại dịch Covid-19 và lạm phát tăng cao của Tổ chức Lao động Quốc tế ( ILO) tại Việt Nam, giai đoạn 2015-2022, Việt Nam điều chỉnh lương tối thiểu với quỹ đạo đi lên, từ 119 USD tháng 12-2015 lên 168 USD vào tháng 12-2022. Lần gần nhất lương tối thiểu được điều chỉnh vào ngày 1-7-2022 với mức trung bình 6% sau 2,5 năm trì hoãn vì đại dịch COVID-19.

Hiện tại, mức lương tối thiểu tháng của người lao động đang được áp dụng là: Vùng 1 là 4,68 triệu đồng/tháng; vùng 2 là 4,16 triệu đồng/tháng; vùng 3 là 3,64 triệu đồng/tháng và vùng 4 là 3,25 triệu đồng/tháng; Mức lương tối thiểu giờ theo vùng: Vùng I: 22.500 đồng/giờ; Vùng II: 20.000 đồng/giờ; Vùng III: 17.500 đồng/giờ; Vùng IV: 15.600 đồng/giờ.

Lương tối thiểu tăng 6% nhưng lương thực tế chỉ tăng 0,7%- Ảnh 1.

Có 76,2% người lao động muốn làm thêm giờ để có thêm thu nhập

Cũng theo ILO, giai đoạn từ 2015-2019, tổng tỉ lệ lương tối thiểu được điều chỉnh tăng là 42,7%, tuy nhiên lạm phát khiến tiền lương thực tế chỉ tăng 20,1%. Trong khoảng thời gian từ 2020 -2022, lương tối thiểu được điều chỉnh lên 6%, song tiền lương thực tế của người lao động chỉ tăng 0,7%.

Với mức lương như trên, theo kết quả khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn (thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam), chỉ có 24,5% người lao động cho biết tiền lương và thu nhập vừa đủ đáp ứng 100% chi tiêu cho cuộc sống; 75,5% người lao động còn lại trả lời cho hay thu nhập hiện tại không đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu của họ, thậm chí, có trường hợp thu nhập chỉ đáp ứng được 45% nhu cầu chi tiêu.

Lương tối thiểu tăng 6% nhưng lương thực tế chỉ tăng 0,7%- Ảnh 2.

NLĐ tại Công ty TNHH Thêu Vĩnh Dương (quận Tân Phú, TP HCM) chạy xe ôm công nghệ sau giờ làm để kiếm thêm thu nhập

Bên cạnh đó, chỉ có 8,1% người lao động cho rằng có dự dật, tích luỹ từ tiền lương và thu nhập; 76,2% người lao động muốn làm thêm giờ để có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống (thời gian làm thêm giờ trung bình mong muốn là 47,2 giờ/tháng); 11,2% người lao động không thể đủ sống và ngoài thời gian làm việc tại doanh nghiệp họ phải làm thêm việc khác để kiếm thêm thu nhập; chỉ có 37,7% người lao động có tiền lương đủ để đảm bảo 100% nhu cầu học tập của con…

Tiền lương thấp khiến 17,3% người lao động được khảo sát phải thường xuyên vay nợ, dẫn đến 3,1% người lao động thường xuyên bị đe doạ, khủng bố và 45,2% người vay nợ có tâm trạng lo lắng, bất an.

Ở góc độ chăm sóc sức khoẻ, có tới 46,5% người lao động chỉ đủ tiền để mua một số loại thuốc cơ bản để chữa bệnh và còn tới 6,3% cho biết thu nhập hiện tại hoàn toàn không đủ cho họ mua thuốc và khám chưa bệnh và 6,5% người lao động cho biết họ không làm gì cả, vẫn đi làm bình thường và để bệnh tự khỏi…

Lương tối thiểu tăng 6% nhưng lương thực tế chỉ tăng 0,7%- Ảnh 3.

Từ 2020 -2022, lương tối thiểu tăng 6%, song tiền lương thực tế của người lao động chỉ tăng 0,7%

Có 23,4% doanh nghiệp khi xác định mức lương tối thiểu trong doanh nghiệp đã cắt bỏ các khoản phụ cấp nặng học độc hại và phụ cấp đào tạo, dẫn đến tăng lương tối thiểu nhưng thu nhập thực tế của người lao động không tăng.

ILO khuyến nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh lương tối thiểu theo kịp lạm phát để giữ giá trị thật của việc tăng lương cho người lao động, đo lường nhu cầu của họ và gia đình để thúc đẩy công bằng xã hội. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh lương cũng cần dựa vào số liệu chính xác về lạm phát, tăng trưởng kinh tế, việc làm, khả năng chi trả của doanh nghiệp và năng suất lao động.

Để thực hiện điều chỉnh lương tối thiểu vùng, năm nay, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã nhóm họp phiên đầu tiên vào tháng 8. Tại phiên họp này, phía Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị tăng khoảng 6%, tức tiền lương tương ứng thấp nhất 195.000 đồng với vùng IV và 280.000 đồng với vùng I. Tuy nhiên, sau đó, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã thống nhất hoãn thương lượng tăng lương tối thiểu đến cuối năm nay mới bàn thảo tiếp về thời điểm và mức tăng. Nguyên nhân là kinh tế sụt giảm khiến hơn nửa triệu lao động mất việc, giảm giờ làm, CPI 6 tháng đầu năm tăng 3,29% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát tăng 4,74%.

Hôm nay, ngày 20-12, Hội đồng tiền lương Quốc gia sẽ họp phiên thứ 2, đàm phán về điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo