xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

5 năm chưa thể đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu

Bài và ảnh: TRẦN THƯỜNG

Công ty vàng phá sản, "cuốn gói" từ năm 2016 nhưng đến nay việc đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu vẫn chưa thể thực hiện được

Vừa qua, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, tiếp tục gửi văn bản đến Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) kiến nghị các nội dung liên quan đến việc đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu (xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam). Đây là lần thứ 7 tỉnh Quảng Nam có văn bản gửi Bộ TN-MT liên quan đến vấn đề này.

Có tiền vẫn không xong

UBND tỉnh Quảng Nam cho biết từ tháng 8-2017, Bộ TN-MT phê duyệt kế hoạch triển khai nhiệm vụ đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu và giao Tổng cục Địa chất và Khoáng sản chủ trì thực hiện, thay cho Công ty TNHH Khai thác Vàng Bồng Miêu đã phá sản và kinh phí đóng cửa mỏ theo đề án là 19,1 tỉ đồng.

5 năm chưa thể đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu - Ảnh 1.

Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, đi kiểm tra thực địa tại mỏ vàng Bồng Miêu hôm 11-8

5 năm chưa thể đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu - Ảnh 2.

Tình trạng khai thác vàng trái phép ở mỏ vàng Bồng Miêu không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn chết người

Tháng 11-2019, HĐND tỉnh Quảng Nam ban hành nghị quyết thống nhất bố trí từ ngân sách tỉnh hơn 12,6 tỉ đồng bổ sung cùng với 6,4 tỉ đồng do Công ty Bồng Miêu đã nộp ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường để thực hiện đề án. Tuy nhiên, theo ý kiến của Bộ Tài chính, hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể về quy trình cấp phát kinh phí từ ngân sách tỉnh (số tiền 12,6 tỉ đồng) về trung ương (đề án đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu do Tổng cục Địa chất và Khoáng sản làm chủ đầu tư) để tổ chức thực hiện đề án.

Ngày 28-5-2020, Bộ TN-MT có văn bản báo cáo, đề xuất Thủ tướng giao UBND tỉnh Quảng Nam chủ trì việc tổ chức thực hiện đề án đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu sau khi đề án đã được Bộ TN-MT phê duyệt. Ngày 12-8-2020, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng lúc đó chỉ đạo Bộ TN-MT căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, quy định để xem xét, quyết định việc lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ năng lực lập, thực hiện đề án đóng cửa mỏ.

Triển khai thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng, UBND tỉnh Quảng Nam đã có nhiều văn bản kiến nghị Bộ TN-MT xem xét, sớm ban hành quyết định phê duyệt đề án đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu, lựa chọn đơn vị tổ chức thực hiện (6 công văn từ ngày 10-12-2018 đến 13-7-2021). Dù vậy, do còn nhiều vướng mắc về thủ tục, quy định, đến nay đề án vẫn chưa được Bộ TN-MT phê duyệt.

Đau đầu giải quyết hậu quả

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, thời gian qua, người dân và các đối tượng lợi dụng địa bàn tại khu vực mỏ vàng Bồng Miêu rộng lớn, địa hình phức tạp để khai thác, chế biến khoáng sản vàng trái phép, gây ô nhiễm môi trường, thất thoát tài nguyên và lấn chiếm, sử dụng đất không đúng quy định. Cử tri địa phương nhiều lần kiến nghị và các cơ quan báo, đài thường xuyên phản ánh. Tỉnh Quảng Nam khẳng định việc sớm phê duyệt và triển khai thực hiện đề án đóng cửa mỏ là nhiệm vụ cấp thiết.

UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị Bộ TN-MT báo cáo, kiến nghị Thủ tướng giao Bộ TN-MT là cơ quan phê duyệt đề án, giao UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức thực hiện từ nguồn kinh phí ký quỹ và nguồn ngân sách tỉnh. Sau khi hoàn thành, Bộ TN-MT nghiệm thu, ban hành quyết định đóng cửa mỏ, UBND tỉnh Quảng Nam là cơ quan phê duyệt quyết toán công trình. Ngoài ra, UBND tỉnh Quảng Nam xin được tổ chức đấu thầu, lựa chọn đơn vị thực hiện trước một số hạng mục cấp bách để bảo đảm tình hình an ninh trật tự, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, đất đai trong thời gian chờ Bộ TN-MT phê duyệt đề án.

Như vậy, đến thời điểm này, đã hơn 5 năm kể từ ngày Công ty Bồng Miêu tháo chạy, việc giải quyết hậu quả do doanh nghiệp này để lại vẫn khiến chính quyền các cấp đau đầu. Trước đó, Báo Người Lao Động đã nhiều lần thông tin, sau hơn 20 năm hoạt động, đào được hàng tấn vàng, tới năm 2016, Công ty TNHH Khai thác Vàng Bồng Miêu tháo chạy, "xù" hơn 108 tỉ đồng tiền nợ thuế và khoảng 800 tỉ đồng nợ của các DN. Điều đáng nói, không chỉ để mất tiền thuế, nhà nước phải bỏ thêm hơn 12,6 tỉ đồng để hoàn thổ mỏ vàng bởi doanh nghiệp chỉ ký quỹ 6,4 tỉ đồng. Nhiều năm qua, vì không có việc làm, người dân địa phương đổ lên núi mót vàng, trở thành "vàng tặc" bất đắc dĩ. Núi đồi bị đào xới tan hoang, hầm, hố nham nhở. Tình trạng khai thác vàng trái phép cũng khiến những dòng sông, suối bị đầu độc bởi chất cyanua. Trong khi chính quyền địa phương dường như bất lực, không thể nào truy quét hết "vàng tặc". 

Tháo chạy sau khi đào gần 7 tấn vàng

Năm 1997, Tập đoàn Besra (Canada) được cấp phép khai thác mỏ vàng Bồng Miêu. Đến năm 1999, tiếp tục được khai thác mỏ vàng Phước Sơn (huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam). Đây là 2 mỏ vàng lớn nhất Việt Nam. Đến năm 2014-2015, sau khi đào bán hơn 6,9 tấn vàng với giá trị hơn 5.000 tỉ đồng, đóng được khoảng 700 tỉ đồng tiền thuế, 2 công ty con của Tập đoàn Besra chây ì đóng thuế rồi lâm vào cảnh phá sản. Riêng Công ty Vàng Phước Sơn sau đó được tái cơ cấu, đã trả xong số nợ thuế khoảng 335 tỉ đồng, hiện đang tiếp tục hoạt động khai thác vàng.

5 năm chưa thể đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu - Ảnh 4.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo