xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dự thảo có nhiều bất lợi cho người lao động

PHAN THẢO

PHÁP LUẬT.- Theo dự thảo, người lao động đối diện nguy cơ lao động nặng nhọc và dễ bị sa thải l Nhiều bất hợp lý, tồn tại cũ chưa được sửa đổi. Luật càng cụ thể càng dễ vận dụng

Tại hội thảo lấy ý kiến đóng góp dự thảo sửa đổi Bộ Luật Lao động (BLLĐ) và dự thảo Luật Bảo hiểm Xã hội (BHXH) vào chiều 13-9 tại LĐLĐ TPHCM, bà Nguyễn Thị Thân, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, đã chia sẻ tâm trạng bức xúc của cán bộ Công đoàn (CĐ) TPHCM khi hai dự thảo có nhiều điều khoản ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động (NLĐ).

Không nên nước đôi, mơ hồ khái niệm

Nhiều cán bộ CĐ TPHCM nhìn nhận như vậy. Ông Trần Trung Mậu, Chủ tịch LĐLĐ quận 10, nói: Lâu nay trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc cho NLĐ đã bị nhập nhằng vì khái niệm “bất khả kháng”. Nay dự thảo cũng không làm rõ, đẩy sang “chờ Chính phủ hướng dẫn” thì biết bao giờ quyền lợi mới rạch ròi. Về quy định “NLĐ tự ý bỏ việc ba ngày cộng dồn trong tháng không có lý do chính đáng sẽ bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động”, theo ông Mậu là quá khắt khe. Khái niệm “lý do chính đáng” như dự thảo cũng mơ hồ, chưa được xác định; áp dụng thực tế sẽ làm cho tình hình rối ren, không loại trừ tình trạng doanh nghiệp (DN) lợi dụng để sa thải hàng loạt NLĐ.

Ông Lê Đức Minh, Chủ tịch CĐ ngành giao thông công chánh, cho rằng: Trước đây quy định người sử dụng lao động (NSDLĐ) “có trách nhiệm” thưởng cuối năm cho NLĐ, trong thực tế đã có nhiều DN né, không thưởng; nay mở ra “NSDLĐ, tùy theo điều kiện của DN có chế độ thưởng cho NLĐ” càng làm cho chuyện thưởng cuối năm của NLĐ khó khăn hơn. Ông Trần Văn Sinh, Chủ tịch CĐ Công ty liên doanh Malaya Vietnam, đề nghị nên đưa thẳng vào dự thảo là “DN có trách nhiệm trả lương tháng 13 cho NLĐ”, ở Malaya Vietnam, thỏa ước lao động tập thể thỏa thuận được là NLĐ cuối năm được thưởng hai tháng lương (thứ 13 và 14). Theo ông Sinh, “nên đưa vào luật cụ thể, rạch ròi để dễ vận dụng và không tạo ra phiền toái vì mỗi nơi mỗi cách, tùy nghi”.

“Đừng vì không quản lý được mà đẩy NLĐ vào thế ngặt nghèo”

Bà Mai Thị Bích Vân, Trưởng Ban Nữ công LĐLĐ TPHCM, tỏ ra bức xúc trước thực trạng nhiều DN tùy tiện xây dựng định mức lao động cao để buộc NLĐ làm thêm mà không trả phụ trội, “NLĐ bị bóc lột khi làm trối chết mà lương cứ thấp”. Nay đừng vì lý do không quản lý được DN mà mở ra cho DN quyền có thể tăng ca có thể đến 300 giờ/năm như dự thảo. Ông Cao Văn Phần, Chủ tịch LĐLĐ huyện Bình Chánh, tán thành ý kiến trên và dẫn chứng khảo sát 320 công nhân tại địa phương: Sau khi tăng ca có đến 40% tỏ ra mệt mỏi quá sức; 10% giảm thị lực. Do đó, cần giữ nguyên quy định cũ (tăng ca không quá 200 giờ/năm) và vượt qua khung này phải trả phụ trội theo lũy tiến. Nhiều ý kiến phân tích thêm các điều khoản liên quan đến trợ cấp thôi việc của NLĐ: Theo dự thảo, DN không còn trách nhiệm đào tạo lại và có nhiều quyền để sa thải NLĐ hơn, trong khi trợ cấp thôi việc hoặc không có hoặc ít ỏi; quyền lợi hợp pháp, chính đáng của NLĐ bị xâm hại nhiều hơn.

Đặt ra mà không muốn chi cho NLĐ

Đại diện một số DN có vốn đầu tư nước ngoài (Pou Yuen, Mountech) tham dự hội thảo đều than phiền về bất hợp lý trong chế độ BHXH mà nay dự thảo Luật BHXH chưa quan tâm điều chỉnh. Đó là đóng trên nền lương tối thiểu (40-45 USD)- thường ít nhất NLĐ đều đóng trên nền 600.000 đồng; song khi thanh toán ba chế độ (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp) lại chỉ được nhận trên nền tối thiểu 210.000 đồng. Thiết kế chính sách BHXH cho thấy thực tế NLĐ đóng nhiều hưởng ít, song không giải thích cho NLĐ; khi thanh toán trợ cấp một lần lại chỉ tính tròn năm, không tính những tháng lẻ là bất hợp lý, cần sửa đổi. Ông Lê Nhật Quang, Chủ tịch LĐLĐ Tân Bình, nói: Quy định điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp vừa khắt khe vừa chậm chạp (phải sau 30 ngày), phải chăng đặt ra để thu cho dễ mà không muốn chi cho NLĐ? Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp dự thảo có 7 mức và hưởng thấp, ông Quang đề nghị nên chỉ còn 4 mức và nâng số tiền trợ cấp lên cho NLĐ.

Đánh giá chung của cán bộ CĐ TPHCM là hai dự thảo còn có nhiều điều bất cập, mở ra quá nhiều với NSDLĐ và bất lợi cho NLĐ. Bà Nguyễn Thị Thân đã tiếp thu các đóng góp trên, ghi nhận kiến nghị của LĐLĐ TPHCM là chưa nên gấp rút ban hành vì dự báo sẽ gây tác động không tốt trong thực tế.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo