Từ nét đẹp sân khấu hóa...
“Đón khách phương xa” là tiết mục mở đầu của chương trình sân khấu hóa trên Sân khấu nhạc nước Đầm Sen là một ấn tượng khó quên đối với du khách. Người dân phương Nam nói chung, người dân TPHCM nói riêng có một truyền thống tốt đẹp là hiếu khách. Trong cuốn Người Sài Gòn (NXB Trẻ), nhà văn Sơn Nam đã viết: “Tình nghĩa bạn bè gắn bó hữu cơ với sinh kế, tạo sự cân bằng về tâm thần, khiến người tha phương bớt nhớ nhà. Ở đâu ta có nhiều bạn bè là quê hương ta ở đó. Tin vào bạn, làm cho bạn tin cậy mình, chính sự thân thiện này đã làm nên nét văn hóa đặc trưng của phương Nam: văn hóa miệt vườn, văn hóa làng nghề, văn hóa dân gian lễ hội, văn hóa ca hát dân gian...”.
Gây cảm xúc cho khán giả là nét văn nghệ dân gian đậm đà trên sân khấu. Từ thế kỷ 19, người Pháp đã ghi nhận về điệu nói thơ Vân Tiên vốn có nguồn gốc từ truyện thơ Lục Vân Tiên của cụ Nguyễn Đình Chiểu. Sau năm 1945, điệu nói thơ Bạc Liêu lại xuất hiện như một minh chứng về sức trẻ của văn hóa dân gian vùng này.
... Đến nét đẹp các làng nghề
Người dân phương Nam hôm nay luôn tự hào về vùng đất có những nét văn hóa đặc trưng của mình qua những làng nghề truyền thống. Chợ nổi trên sông với 40 ghe bán sản vật phương Nam, trong đó có 15 ghe kinh doanh hàng ăn, uống đặc trưng của vùng đất Nam Bộ do chính các má, các chị có bàn tay khéo léo lành nghề thực hiện. Khu làng nghề với 21 nhóm nghề thủ công mỹ nghệ, có những nghề còn phát triển nhưng có nghề như quay tơ, ươm tơ, nuôi tằm ngày càng mất dần.
Thật cảm động khi cả hai vợ chồng anh Trung, chị Hoa từ Bảo Lộc đến với liên hoan để giới thiệu về nghề thủ công truyền thống nuôi tằm ươm tơ. Má Đơn Thị Diệu, đã ngoài 60 tuổi, từ Hóc Môn đến với liên hoan để giới thiệu với du khách nghề làm bánh tráng truyền thống; hai vợ chồng anh Lê Văn Xuống, người Chăm, từ Bình Thuận đến với liên hoan để tôn vinh nghề dệt thổ cẩm truyền thống bao đời của cha ông.
Ông Nguyễn Chánh Lộc - Giám đốc Công viên Văn hóa Đầm Sen - cho biết: “Trong đêm khai mạc liên hoan có trên 10.000 du khách đã đến dự. Đặc biệt là sự có mặt của trên 80 doanh nghiệp, phóng viên báo chí, các hãng thông tấn quốc tế đến từ các nước Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Slovenia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia...”.
Ý thức được vị thế của mình và không để phụ lòng mong đợi của bao khách phương xa đã hơn một lần ghé đến, TPHCM mãi mãi là thành phố của hòa bình, của màu xanh và của những tấm lòng chân tình mong chờ bạn bè khắp bốn biển năm châu hội về...
Liên hoan bế mạc ngày 1-5.
Qua con đường du lịch, Việt Liên hoan diễn ra trong thời điểm cả nước kỷ niệm và chào mừng 27 năm giải phóng miền
Bà Huỳnh Thị Nhân - Phó Chủ tịch UBND TPHCM, Trưởng Ban Tổ chức liên hoan:
Bình luận (0)