Nổi bật nhất là tình trạng lao động bỏ trốn, đánh nhau, gây rối trật tự công cộng, lãn công, đình công trái luật... đang ngày càng gia tăng. Ở Nhật Bản, tỉ lệ lao động bỏ trốn chiếm 20%, Hàn Quốc chiếm 40% - 50%, Đài Loan 5,1%. Cứ mỗi trường hợp bỏ trốn, DN phải bồi thường cho đối tác từ 1.300 - 2.000 USD. Những phản ứng tiêu cực của người lao động (NLĐ) được lý giải do trình độ văn hóa của NLĐ thấp, thiếu hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật kém. Điều này là khó tránh khỏi bởi từ một nông dân rất khó để họ thích ứng với vị trí của một công nhân công nghiệp ở nước ngoài.
Vấn đề đặt ra là phải nâng cao nhận thức, giáo dục định hướng cho NLĐ. Trong cuộc họp với các DN XKLĐ sang Malaysia ở hai khu vực phía Bắc và phía Nam mới đây, ông Trần Văn Hằng, Cục trưởng Cục Quản lý lao động với nước ngoài - Bộ LĐ-TB-XH, yêu cầu các DN không nên chạy theo số lượng mà đặc biệt chú trọng đến chất lượng lao động; phải tập trung chấn chỉnh công tác tuyển chọn, giáo dục định hướng, đào tạo tay nghề cho NLĐ trước khi đi. Biện pháp mạnh là tùy theo mức độ, DN bị xử lý từ mức độ cảnh cáo đến tạm đình chỉ hoặc rút giấy phép XKLĐ. Ngoài nộp phạt, NLĐ vi phạm bị cấm không cho đi XKLĐ lần 2.
Bình luận (0)